Bạn đã làm việc lâu năm và muốn mở kinh doanh riêng đúng không? Hay bạn có mặt bằng nhà ở và muốn tự kinh doanh để kiếm thêm. Thấy nhiều người mở quán cà phê và làm ăn được, bạn cũng đang ấp ủ ước mơ mở một quán cà phê cho riêng mình hay cho vợ kinh doanh. Vậy mở 1 quán cà phê sẽ cần chuẩn bị những gì? Bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để hạn chế mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra? Cùng tìm hiểu nào!
I. Tại sao nên tự kinh doanh?
Ai mà chẳng muốn có một sự nghiệp riêng, và rất nhiều người luôn ấp ủ một mô hình kinh doanh do chính mình làm chủ, hoặc có những chị em không đi làm được trong thời gian sinh con muốn tự kinh doanh đến kiếm thêm thu nhập và chăm sóc con cái, một số bạn trẻ khác sau vài năm dành dụm có vốn cũng muốn tự kinh doanh. Những điều này đã thôi thúc tinh thần khởi nghiệp của thanh niên bao thế hệ. Tuy nhiên, khởi nghiệp cần phải có kiến thức, sau đây là một phần nhỏ kiến thức về mở quán café mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn:
II. Chi phí cố định khi mở 1 quán cà phê
Chúng tôi đề cập đến chi phí cố định để bạn dễ hình dung và phân biệt để tính khấu hao. Đây là khoản chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu để đầu tư cho 1 quán cà phê. Chi phí cố định này gồm: chi phí mặt bằng, chi phí xây dựng ban đầu, chi phí máy móc, chi phí nội thất.
1. Chi phí mặt bằng cho quán cà phê
Chi phí mặt bằng là khoản chi phí cố định mỗi tháng phải trả khi thuê mặt bằng kinh doanh. Khoản chi phí này cố định mỗi tháng và thường không thay đổi trong quá trình kinh doanh của quán.
1.1 Vị trí thuê mặt bằng
Mặt bằng là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh quán cà phê. Chính vì vậy nhà đầu tư cần tìm được mặt bằng “phong thủy” càng tốt thì việc kinh doanh càng đi lên.
Một số yêu cầu về chọn mặt bằng:
– Chọn mặt bằng ở những nơi đông dân.
– Vị trí ngã 3, ngã 4 đường.
– Mặt bằng có càng nhiều mặt tiền càng tốt.
1.2 Giá thuê mặt bằng cho quán cà phê ở tỉnh lẻ
Một mặt bằng để kinh doanh cà phê tầm 40-60 mét vuông ở các huyện, thị xã sẽ có mức giá từ 7-15 triệu/tháng.
Mặt bằng có diện tích 40-60 mét vuông ở thành phố của 1 tỉnh lẻ sẽ có giá thuê dao động từ 12-20 triệu/tháng.
1.3 Giá thuê mặt bằng cho quán cà phê ở thành phố lớn
Một mặt bằng kinh doanh cà phê tầm 40-60 mét vuông ở các quận/huyện vùng ven sẽ có giá dao động từ 15-25 triệu/tháng.
Mặt bằng tương tự như vậy nhưng ở các quận trung tâm sẽ có giá từ 20-35 triệu/tháng. Và rất khó thuê được các mặt bằng ở trung tâm có 2 hoặc 3 mặt tiền. Các mặt bằng này thường chỉ có 1 mặt tiền.
1.4 Các thủ tục giấy tờ cần thiết khi thuê mặt bằng
Sau khi tìm được mặt bằng ưng ý, bạn sẽ tiến hành đàm phán và chốt cọc để sử dụng mặt bằng kinh doanh. Chủ mặt bằng sẽ đưa ra 1 số yêu cầu cho bạn và bạn tuyệt đối không nên làm theo mà phải có chính kiến riêng của mình. Làm sao đàm phán được càng nhiều ưu đãi cho mình càng tốt. Bao gồm giá thuê, số tiền cọc (thông thường sẽ là 1 đến 2 tháng). Sau đó ký hợp đồng thuê và công chứng.
2. Chi phí xây dựng ban đầu
Sau các thỏa thuận đàm phán về việc thuê mặt bằng, giờ giai đoạn nước rút cần thực hiện càng nhanh càng tốt bởi tiền thuê mặt bằng đang được tính từng ngày. Bạn sẽ đi tìm một bên thi công để thiết kế quán cà phê cho mình. Chúng tôi đã thi công cho hàng trăm quán cà phê nên thời gian này thông thường để hoàn thiện 1 quán sẽ trong khoản 1 tuần đến 10 ngày.
2.1 Chi phí quầy bar
Quầy bar sẽ là nơi chứa các nguyên vật liệu và trưng bày các sản phẩm, menu lớn cho khách hàng nhìn thấy. Đây cũng là nơi pha chế và khách order sản phẩm.
Quầy bar sẽ chiếm diện tích khoảng 10-15 mét vuông.
Chi phí xây dựng quầy bar dao động từ 15-50 triệu tùy ngân sách.
2.1 Chi phí sơn sửa, trang trí
Không gian thiết kế của quán là nơi ghi điểm đối với khách hàng. Nếu bạn mở quán ở nơi nhộn nhịp cần thiết kế không gian sao cho phù hợp. Bạn mở quán cà phê cho giới trẻ thì không thể để không gian của quán bún bò, bún đậu,…
Diện tích sơn sửa là diện tích 2 tường dọc, trần nhà, …
Chi phí sơn sửa sẽ dao động từ 10-20 triệu đồng.
Chi phí đèn trang trí khoảng 10 triệu đồng.
2.2 Chi phí bàn ghế
Sau khi trừ đi quầy bar, lối đi thì còn lại diện tích dành cho bàn ghế.
Diện tích này khoảng 20-30 mét vuông.
Số lượng bàn ghế tầm 10-15 bộ, mỗi bộ giá tầm 3 triệu đồng. Tổng chi phí này khoảng 30-45 triệu đồng.
2.3 Chi phí bảng hiệu
Một quán cà phê thì phải có tên tuổi để khách hàng nhớ đến quán. Chi phí cho bảng hiệu có giá 2,5 triệu đồng mỗi mét vuông. Một bảng hiệu cho quán 4 mét có tổng diện tích 3,2 mét sẽ là 8 triệu đồng. Riêng bảng đèn hiệu led tròn có giá tầm 10 triệu/bảng.
2.4 Chi phí máy móc, thiết bị cho quán
Một quán cà phê cần có các thiết bị máy móc cần thiết để tạo ra sản phẩm cho khách hàng.
Các máy móc, thiết bị này sẽ có giá tầm 100 triệu đồng. Bao gồm: tủ lạnh, tủ mát, máy xoay cà phê, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, …
III. CHI PHÍ BIẾN ĐỔI KHI MỞ QUÁN CÀ PHÊ
1. Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên liệu cho 1 ly sẽ chiếm khoảng 20-25% giá bán sản phẩm. Chi phí này gồm những gì và cách tính ra sao?
– Ví dụ cho 1 ly cà phê sữa đá: chi phí ly nhựa chiếm 1000 đồng, chi phí cà phê nguyên liệu khoảng 2000 đồng. Chi phí đường, sữa, nước đá, ống hút tầm 1500 đồng. Tổng chi phí khoảng 4500 đồng.
Từ mức này cộng với ước tính số lượng sản phẩm bán mỗi tháng chúng ta sẽ tính được tiền nguyên vật liệu trong 1 tháng. Ví dụ mỗi ngày bán 100 ly cà phê sẽ tốn khoảng 2kg cà phê nguyên liệu. Vậy 1 tháng sẽ dùng 60 kg cà phê nguyên liệu. Tương tự như vậy với đường, sữa, nước đá, …
2. Chi phí nhân công
Bạn cần tính xem quán sẽ mở vào khoảng thời gian nào để tính chi phí nhân công. Nếu 1 quán mở từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm sẽ là 16 tiếng. Bạn cần thuê khoảng 3 nhân viên, mỗi bạn 1 ca, giá thuê khoảng 15-20 nghìn đồng. Vậy mỗi tháng tiền nhân viên sẽ là: 16x15x30 = 7.2 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này sẽ biến đổi rất lớn tùy vào đối tượng nhân viên mà bạn thuê, nếu bạn thuê nhân viên fulltime thì chi phí sẽ cao và mang tính ổn định, còn nhân viên parttime thì chi phí sẽ cao hơn và bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho việc tuyển dụng mới và sắp xếp ca làm việc cho các bạn ấy.
3. Chi phí điện, nước, internet, bảo trì máy móc
Chi phí này không đáng kể và thường bị bỏ qua. Tuy nhiên chúng ta cần tính tất cả để biết được mức lãi ròng của quán.
Chi phí này dao động từ 2-5 triệu mỗi tháng. Chi phí này cũng biến đổi theo lượng khách đến quán mỗi tháng. Nếu khách đến đông thì lượng điện nước sẽ nhiều hơn, máy móc hoạt động nhiều nên sẽ hỏng hóc nhiều hơn.
4. Chi phí Marketing cho quán
Chi phí marketing sẽ tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng quán. Ví dụ, nếu quán của bạn ở ngay ngã ba, ngã 4, mặt tiền đường lớn, đông dân cư, siêu thị, trường học, … thì chi phi marketing sẽ rất thấp, chỉ chiến khoảng 1-3% doanh thu.
Nhưng nếu quán bạn có vị trí không tốt, cần quảng cáo thường xuyên, tạo nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng thì cần chi nhiều cho Marketing, con số lên đến 15%/tổng doanh thu.
Ngoài ra, bạn phải liên tục cập nhật xu hướng, cập nhật thông tin và thường xuyên gợi nhớ về thương hiệu đến khách hàng, sau khi khách biết đến bạn, bạn phải tạo nhiều ưu đãi hoặc chăm sóc tốt để họ quay lại thường xuyên.
5. Chi phí dự trù khi mở quán café
Bạn cần có một khoảng chi phí để trang trải trong vài tháng đầu để trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu. Chi phí này nên ở mức ½ chi phí đầu tư. Ví dụ: nếu đầu tư 1 quán café với tổng chi phí 200 triệu, thì chi phí dự trù phải ở mức 100 triệu thì bạn mới có thể cầm cự được trong 3-6 tháng đầu tiên khi chưa có khách.
IV. Bảng chi phí đầu tư quán café
Nếu bài viết trên quá rườm rà và khó hiểu, bạn có thể tải bảng chi phí này về và điền số liệu vào sau đó sẽ tính toán được cụ thể những con số đầu tư như thế nào: TẢI VỀ BẢNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ QUÁN CAFÉ
Trên đây là những kiến thức mà bạn nên nắm vững trước khi mở quán café, nếu không muốn mệt mỏi vì phải lo quá nhiều việc từ thuê người xây quán, tuyển dụng nhân việc, tìm nguồn nguyên liệu cho quán, … thì hãy đến với An An’s Tea & Cake. Khi trở thành đối tác của chúng tôi, bạn sẽ được cung cấp mọi tài liệu vận hành một mô hình kinh doanh thu về lợi nhuận ngay, ít tốn chi phí nhân công, mặt bằng,… thu hồi vốn chỉ trong vòng 3 tháng.
=>Liên hệ với chúng tôi qua số: 1900.86.66.97 để biết thêm chi tiết.
>>>Xem thêm: Nhượng quyền 0 đồng, lợi nhuận cao