Việc nhái (vi phạm) thương hiệu được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với thương hiệu. Việc này không những ảnh hưởng đến thương hiệu mà còn gây nguy hiểm đối với người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm giả.
I. Cách nhận biết nhái ( vi phạm) thương hiệu?
1. Bảo hộ thương hiệu là gì?
“Thương hiệu” bản chất là nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ là tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Việc “Đăng ký bảo hộ thương hiệu” được hiểu là nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu, là cơ sở để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác.
2. Điều kiện đăng ký bảo hộ thương hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
3. Cách nhận biết việc nhái (vi phạm) thương hiệu
Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp các yếu tố dùng làm thương hiệu, trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ;
Dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký. Ví dụ, nhãn hiệu Apple cho điện thoại, thiết bị điện, điện tử,.. nhưng bạn dù có kinh doanh xây dựng, cũng không thể lấy nhãn hiệu này làm thương hiệu của mình.
Sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…
II. Nhái ( vi phạm) thương hiệu sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Hành vi được coi là vi phạm đối với thương hiệu?
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu được quy định?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định cụ thể các mức phạt hành chính đối với hành vi này như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
16. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.
17. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này;
d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.”
III. Cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu?
1. Lý do nên tra cứu đăng ký nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu giúp người đăng ký nhãn hiệu biết được nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không? Đồng thời kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục sở hữu trí tuệ hay chưa để kịp thời chỉnh sửa.
2. Các bước tra cứu nhãn hiệu
Bước 1: Truy cập vào website Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đường link: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tìm
– Trên màn hình hiển thị các trường nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm SP/DV, phân loại hình,…
– Trường hợp cần tìm tên nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, nhập đầy đủ thông tin vào các ô bên cạnh các trường sau đây:
+ Nhãn hiệu tìm kiếm
+ Đại diện SHTT
+ Người nộp đơn
+ …
– Trường hợp kiểm tra tên nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự hay không thì nhập thông tin vào ô bên cạnh các trường sau đây:
+ Nhãn hiệu tìm kiếm
+ Nhóm SP/DV
+… tuỳ thuộc vào loại hình nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký.
– Sau khi nhập đầy đủ thông tin, nhấn Tìm kiếm.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
– Màn hình sẽ hiển thị các nhãn hiệu có liên quan như thông tin đã nhập
– Để biết chính xác thông tin các nhãn hiệu hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nhấn vào dãy số ở cột Số đơn.
– Thông tin chi tiết về nhãn hiệu bạn cần tìm sẽ hiện ra (như hình dưới đây).
3. Tìm hiểu về sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
VI. Sở hữu thương hiệu đã đăng ký bảo hộ bằng cách nhượng quyền thương hiệu
Nếu bạn đang có ý định nhượng quyền thương hiệu trà sữa An An’s Tea & Cake đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
Hotline/Zalo: 0777.55.1688
Fanpage chính: An An’s Tea & Cake