Nhượng quyền thương hiệu là gì? Có nên nhượng quyền hay không?

nhuong quyen thuong hieu la gi

Bạn đã biết nhượng quyền thương hiệu là gì chưa? Bạn đang phân vân không biết có nên nhượng quyền bây giờ hay nên tự xây thương hiệu từ đầu? Làm sao để chọn được thương hiệu nhượng quyền phù hợp với tài chính cá nhân? Cùng tìm hiểu câu trả lời nào!

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền kinh doanh (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Nhượng quyền có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước.

Ngoài ra, bạn có thể hiểu nhượng quyền thương hiệu theo định nghĩa đơn giản như sau:

– Bên nhượng quyền (người bán) cho phép bên nhận quyền (người mua) sử dụng nhãn mác, các bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, tài liệu đào tạo nhân viên…dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hoặc phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Và bên nhận quyền sẽ sử dụng mô hình để kinh doanh theo đúng quy định và điều kiện bên nhượng quyền đưa ra.

– Đây là hợp tác dôi bên cùng có lợi. Người nhượng quyền thì bán được thương hiệu, còn bên nhận quyền thì có mô hình kinh doanh, thương hiệu kinh doanh sẵn có để kinh doanh tạo ra lợi nhuận.

2. Các quyền và nghĩa vụ của các bên khi nhượng quyền

Quyền và nghĩa vụ các bên khi nhượng quyền

– Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó.

– Còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao. Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, đào tạo quản lý cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.

3. Ưu nhược điểm của hệ thống nhượng quyền

Hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng như đảm bảo với người tiêu dùng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó.

Có thể hiểu kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra và bên nhận tuân theo, phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí.

>>>Ý tưởng kinh doanh cho mẹ bỉm sữa

4. Tại nên kinh doanh nhượng quyền?

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở ra ngày càng nhiều những cơ hội, cách thức kinh doanh kiếm tiền. Thay vì cần phải dành một thời gian dài nghiên cứu phát triển tên tuổi một thương hiệu, một sản phẩm hoàn toàn mới như tiến trình kinh doanh thông thường, nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng ngay từ những thương hiệu đã xây dựng sẵn từ trước của người khác. Tất nhiên, để có thể vận hành được một cơ sở kinh doanh nhượng quyền, nhất là nhượng quyền ngành F&B, các chủ đầu tư vẫn cần một chặng đường dài nỗ lực tự tìm tòi và phát triển.

5. Những lợi ích của việc nhượng quyền thương hiệu

– Đối với bên Nhận quyền:

+ Không cần phải xây dựng thương hiệu

+ Thừa hưởng những lợi ích, kinh nghiệm, chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền

+ Giảm thiểu những rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh

+ Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi và thương hiệu của hệ thống nhượng quyền

– Đối với bên Nhượng quyền:

+ Mô hình kinh doanh được mở rộng hơn. Khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu.

+ Tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra quá nhiều vốn đầu tư.

6. Làm sao để chọn được thương hiệu nhượng quyền phù hợp?

Để lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền phù hợp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài viết này chúng tôi xin cập nhật một số yếu tố chính mà nhà đầu tư nên xem xét trước khi bắt đầu nhượng quyền.

– Tài chính: một yếu tố quan trọng quyết định bạn nên lựa chọn thương hiệu nào để nhượng quyền đó là tài chính của bản thân. Nếu bạn có số vốn nhỏ dưới 100 triệu đồng, thì chỉ nên nhượng quyền những thương hiệu có tổng chi phí đầu tư dưới 100 triệu nhằm tránh tình trạng thiếu vốn gây tâm lý lo lắng.

– Hiểu biết về kinh doanh: nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh hoặc kinh doanh nhượng quyền thì nên đầu tư ít để làm lấy kinh nghiệm. Mặc dù vẫn có một số nhà đầu tư thành công khi đầu tư lớn ngay từ đầu nhưng bạn nên cân nhắc về vốn kinh nghiệm kinh doanh của mình để chọn được mô hình nhượng quyền vừa phải để thử trước.

– Vị trí địa lý: việc bạn ở thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp, … sẽ quyết định bạn nên kinh doanh mô hình nào cho phù hợp với vị trí đó. Không thể mang một mô hình kinh doanh quá đẳng cấp, chi phí cao đặt ở một khu công nghiệp toàn công nhân lao động.

– Mặt bằng kinh doanh: việc có một mặt bằng đẹp là bạn đã có ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ rồi. Mặt bằng đẹp đã quyết định gần 50% sự thành công khi kinh doanh rồi, giờ chỉ còn thêm thương hiệu phù hợp và chiến lược kinh doanh đúng là bạn sẽ thành công rực rỡ.

>>>Nhượng quyền 0 đồng, thu hồi vốn nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon