Bạn đã từng kinh doanh quán trà sữa chưa? Hay bạn đang có ý định mở một quán trà sữa? Vậy bạn đã biết các rủi ro khi kinh doanh quán trà sữa là gì chưa? Với kinh nghiệm đã từng mở nhiều quán trà sữa, thành công có, thất bại có, hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn những rủi ro khi mở quán trà sữa nhé!
1. Hiểu thế nào là quán trà sữa?
Khi nói về quán trà sữa, các bạn sẽ nghĩ ngay đến một quán được đầu tư khang trang, có bàn ghế đầy đủ, có mát lạnh, được trang trí với nhiều góc check-in thú vị. Quán trà sữa với menu đa dạng nhưng chủ yếu chắc chắn sẽ có trà sữa. Và một quán trà sữa sẽ được đầu tư với một số tiền không hề nhỏ cho nhiều khoản mục như thiết kế, bàn ghế, trang trí nội thất, mua sắm máy móc, công cụ dụng cụ… Vậy là một quán trà sữa được hình thành.
Trà sữa tại Việt Nam được du nhập từ Đài Loan từ những năm 2000 và bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2013 với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Gong Cha, Koi The, The Alley, TocoToco,… Với nhịp phát triển mạnh mẽ của thị trường, không chỉ có những thương hiệu trà sữa ngoại nhập mà còn có các thương hiệu trà sữa được hình thành trong nước.
2. Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì?
Ngành F&B là ngành có tốc độ phát triển nhanh, thị trường dễ gia nhập. Chính vì vậy mà nhiều người đã chọn ngành này làm con đường khởi nghiệp. Và tự tay mở một quán trà sữa, tự đầu tư xây dựng thương hiệu cũng là một con đường khởi nghiệp. Vậy khi mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì?
Để mở một quán trà sữa, bạn sẽ cần khá nhiều thứ:
– Trước khi mở quán: bạn cần chọn hình thức tự mở hay nhượng quyền thương hiệu. Sau khi chọn được hình thức rồi thì sẽ đến bước tiếp theo.
– Nếu tự mở quán, bạn sẽ phải biết mình làm được gì và những gì mình cần thuê người làm hoặc đi học. Ví dụ như học pha chế, học quản lý, học quảng cáo,… Còn nếu nhượng quyền thì phía thương hiệu họ sẽ hỗ trợ bạn những thứ đó.
– Sau khi biết cách pha chế sản phẩm, giờ đến lúc bạn cần tìm mặt bằng để kinh doanh. Bạn cần tìm hiểu các tiêu chí để xác định được một mặt bằng đẹp. Bởi vì một mặt bằng đẹp sẽ quyết định gần 50% sự thành công quán trà sữa của bạn.
– Mặt bằng đã có rồi, giờ bạn sẽ hình dung sẽ làm quán trà sữa như thế nào, bán ngồi lại hay mang đi hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên. Sau khi xác định được hình thức bán, đặc điểm dân cư, bạn sẽ tiếp hành thiết kế mô hình cho quán.
– Sau khi mô hình quán đã dần hình thành, giờ bạn sẽ sắm các trang thiết bị, công cụ dụng cụ cho quán.
– Khi có được một mô hình quán đầy đủ bàn ghế, máy móc, thiết bị rồi thì tiến hành khai trương quán thôi.
3. Những rủi ro khi mở quán trà sữa cần biết
Khi khởi nghiệp hay kinh doanh, chúng ta sẽ lạc quan nghĩ về viễn cảnh danh vọng của sự thành công. Vậy những rủi ro khi mở quán trà sữa là gì?
3.1 Rủi ro đầu tư
Khi mở quán trà sữa, bạn sẽ phải sử dụng nhiều chi phí để đầu tư, mà đầu tư thì cần biết về thời gian thu hồi vốn. Bạn cần khảo sát địa điểm để dự đoán thời gian hoàn vốn số tiền đã bỏ ra, hoàn gian hoàn vốn càng ngắn bạn sẽ càng an tâm hơn. Thông thường, nếu một quán trà sữa với số vốn bỏ ra từ 50-200 triệu, khả năng hoàn vốn từ 3-6 tháng là hợp lý. Những quán trà sữa có chi phí đầu tư cao hơn, cần nhiều thời gian hoàn vốn hơn và lợi nhuận/rủi ro cũng cao hơn.
Vì vậy, khi mở quán trà sữa hãy chuẩn bị sẵn các phương án về tài chính để bản thân bạn có thể xoay sở trong vòng vài tháng. Hãy tập trung vào quán của bạn nhiều hơn.
3.2 Rủi ro về quản lý
Quản lý con người là một việc chưa bao giờ đơn giản, nhất là trong ngành F&B, nơi có tỷ lệ nhảy việc cao. Giờ bạn phải đối mặt với tình trạng thay đổi nhân viên liên tục, chính vì vậy bạn cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo nhanh nhất, tốt nhất nhằm đảm bảo quán luôn đủ nhân viên phục vụ.
Khi mở quán, bạn phải là người làm được mọi thứ và biết mọi thứ trong quán (mặc dù bạn không làm ở quán), việc này giúp bạn nắm bắt được tình hình kinh doanh, doanh số, tồn kho nhằm tránh việc thất thoát.
3.3 Những rủi ro khi mở quán trà sữa: Rủi ro về khách hàng
Ngày nay, trà sữa như một món yêu thích và giới trẻ ai cũng biết đến. Tuy nhiên, không phải cứ mở quán trà sữa là sẽ có người mua. Bạn cần biết được nhu cầu của những khách hàng ở khu vực mà bạn mở quán, xem họ thích uống trà sữa loại nào, thích ngọt hay thích béo, thích đậm vị trà hay ngọt vị sữa, thích ít hay nhiều topping,…
Khi mới mở quán trà sữa, bạn không phải là người duy nhất, khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy chìu theo ý khách hàng để bán được hàng. Khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh, độc quyền thì mới làm điều ngược lại.
3.4 Rủi ro về mặt bằng khi mở quán trà sữa
Có khi nào bạn nghĩ mặt bằng lại là rủi ro khi mở quán trà sữa không? Mặt bằng như đã được nhắc đến, nó quyết định gần 50% sự thành bại của quán. Chính vì vậy, việc chọn được một mặt bằng tốt để mở quán là một vấn đề đã khó, việc thỏa thuận để có chính sách thuê hợp lý lại càng khó hơn.
Đã có những trường hợp khách thuê mặt bằng để mở quán chưa hoàn vốn lại bị chủ lấy lại mặt bằng, một số mặt bằng bị tranh chấp pháp lý, mặt bằng bị cạnh tranh. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ về các điều khoản trong hợp đồng thuê sau đó thỏa thuận để có một hợp đồng thuê mặt bằng tốt nhất cho bạn. Đừng để những trường hợp rất hiếm xảy ra lại xảy ra với bạn.
4. Làm sao để khắc phục các rủi ro khi mở quán trà sữa?
Rủi ro nào cũng có giải pháp, mặc dù có những giải pháp không phải là tuyệt đối, nhưng khi dự phòng các rủi ro bằng giải pháp sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất các tổn thất về tài chính.
Bất kỳ ai cũng có thể mở một quán trà sữa, nhưng để vận hành quán và mang lại sự hài lòng cho khách hàng, mang về lợi nhuận cho bản thân, bạn cần nhiều hơn. Nhiều ở đây là về kiến thức vận hành, quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, quản lý thất thoát, kiểm soát nhân viên.
Khi mới mở quán, bạn chỉ nghĩ đến việc chỉ cần mở ra bán được là xong. Nhưng bán được bạn phải kiểm soát được. Nhiều trường hợp, chủ quán đã phải rất chật vật xoay sở ngay từ khi mở quán vì lượng khách quá đông làm họ lúng túng chẳng biết xoay sở ra sao, do đó, bạn nên dự đoán trước các trường hợp này để giải quyết ngay khi chúng xảy ra.
5. Bài học kinh nghiệm từ các rủi ro khi mở quán trà sữa
Đọc đến đây, có thể bạn chưa nắm được toàn bộ ý mà mình muốn truyền tải. Vì vậy hãy tóm lược lại nhé!
Thứ nhất, mở quán trà sữa cũng giống như việc mở 1 quán ăn, quán nhậu hay nhà hàng vậy, quán của bạn rất cần bạn, bạn phải dành nhiều thời gian chăm sóc, giám sát, điều hành nó. Không phải là việc bạn cứ vung tiền ra là sẽ thành công.
Thứ hai, bạn phải có kinh nghiệm, nếu chưa có kinh nghiệm, hãy đi nhượng quyền. Nhượng quyền là cách học hỏi nhanh nhất, áp dụng thực tế nhanh nhất để bạn có thể sử dụng những kiến thức đó cho sau này. Hãy chọn những thương hiệu uy tín để nhượng quyền, trước khi nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ xem thương hiệu đó đã đủ các chính sách pháp lý chưa hay đang “lùa gà”, đừng để bạn là con gà tiếp theo của họ.
Thứ ba, nếu thật sự có niềm tin và đủ bản lĩnh, hãy tự mình xây dựng một thương hiệu riêng, mọi cố gắng của bạn rồi sẽ được đền đáp, miễn là bạn không từ bỏ là được.
Bây giờ, nếu bạn có ý định kinh doanh trà sữa, thì hãy làm ngay đi nhé, hãy thực hiện từng bước, rồi một ngày bạn sẽ được làm chủ. Việc làm chủ không những giúp bạn chủ động được thời gian cho bản thân mà nó còn giúp bạn tự tin hơn vì sự cố gắng của mình, thành quả này là của mình. Các rủi ro khi mở quán trà sữa có rất nhiều, trên đây chỉ cập nhật một số ý chính cơ bản. Chúc bạn thành công!
>>Xem thêm: Mô hình nhượng quyền trà sữa tối ưu chi phí bằng quầy chỉ 1 nhân viên