Để xây dựng thương hiệu hoặc mua nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài về Việt Nam thì khá dễ, ngược lại để phát triển kinh doanh thông qua bán nhượng quyền cho các nhà đầu tư mua nhượng quyền nhỏ lẻ ở Việt Nam thì khá khó so với các nước trên thế giới, bạn có biết lý do tại sao không? Hãy cùng Phúc Gia An tìm hiểu các vấn đề cốt lõi tại sao kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam khó so với các nước ngay bên dưới nhé!
1. Kinh doanh nhượng quyền là gì?
Nói một cách đơn giản kinh doanh nhượng quyền là chuyển nhượng/chuyển giao mô hình kinh doanh cho các nhà đầu tư đổi lại sẽ nhận lại lợi ích về mặt tài chính và mở rộng thương hiệu nhanh chóng.
Điển hình vào thế kỷ thứ 19, thương hiệu đình đám về nhượng quyền là Coca Cola, nhà máy Coca Cola cho phép những thành phố ở xa lập những xưởng, những nhà máy đóng chai để bán sản phẩm, đây được xem như một hình thức nhượng quyền có thương hiệu gần như đầu tiên của thế giới.
Giai đoạn nhượng quyền thương mại bùng nổ và được nhiều người biết đến ngày nay, là vào thập niên 50, 60 khi các thương hiệu F&B như MC Donald’s, KFC, Buger King, Starbucks,… bắt nguồn từ nước Mỹ tất cả làm cho mô hình nhượng quyền kinh doanh phổ cập đến ngày nay.
Ngoài F&B, nhượng quyền còn có thể phù hợp cho tất cả các ngành nghề: văn phòng luật, siêu thị, cây xăng, sửa xe,…
Ở Việt Nam nhượng quyền thương mại đang ở giai đoạn chập chững tập đi như đứa trẻ 2,3 tuổi cho nên về pháp luật, công ty tư vấn, hỗ trợ cho nhượng quyền còn sơ khai. Do đó, kinh doanh nhượng quyền mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới.
2. Điều kiện để nhượng quyền thương hiệu?
Để nhượng quyền bạn cần phải có một mô hình kinh doanh cụ thể và có thành công nhất định: được kiểm toán 2-3 năm, có lợi nhuận, số lượng chi nhánh nhất định,…( một ý tưởng kinh doanh không thể nào nhượng quyền).
Rào cản cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu khi nhượng quyền
2.1 Tài sản trí tuệ:
Tên thương hiệu và logo phải được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tránh việc đạo nhái thương hiệu về sau sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.
2.2 Rào cản cạnh tranh:
Sự khác biệt của sản phẩm, công nghệ, bí quyết,… trong mô hình kinh doanh khiến đối thủ không thể dễ dàng copy được mô hình.
Ví dụ: Nước mía siêu sạch, mía được trồng từ nông trại đặc biệt hay loại siro sử dụng chủ có người chủ nhượng quyền mới biết công thức làm ra được,..khiến mô hình nhượng quyền trở nên độc nhất vô nhị trên thị trường.
2.3 Có hệ thống vận hành bài bản và khả năng chuyển giao
Hệ thống hóa lại quy trình phục vụ, cách pha chế, nghiên cứu sản phẩm, marketing, quản lý kiểm tra chất lượng,..và tất cả quy trình này sẽ được đào tạo lại bài bản cho đối tác nhượng quyền.
3. Kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam khó?
3.1 Cơ sở hạ tầng
Hành lang pháp lý, luật nhượng quyền ở Việt Nam chủ yếu đang dựa vào những luật franchise của Mỹ và các nước phương Tây, áp dụng tại Việt Nam đôi khi còn một điểm khập khiển đang trong quá trình hoàn thiện. Cho nên về cơ sở pháp ly, hợp đồng nhượng quyền, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hỗ trợ cho người bán và người mua nhượng quyền cũng còn hạn chế, đây cũng là khó khăn đầu tiên đối với mô hình này.
3.2 Các công ty tư vấn
Ở các nước Châu Âu có rất nhiều công ty tư vấn về nhượng quyền thương mại: tư vấn hoàn thiện set up hệ thống, bộ máy để bắt đầu nhượng quyền. Đối với Việt Nam 10 năm trở về trước hầu như không có công ty tư vấn về vấn đề này, mà nhà nhượng quyền phải tự nghiên cứu, đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều công ty tư vấn về nhượng quyền giúp chủ thương hiệu hệ thống hóa lại mô hình. Đây cũng là một khó khăn nhưng hiện nay Việt Nam cũng đã có được, tuy là chưa tốt bằng nước ngoài.
3.3 Khách mua nhượng quyền ở Việt Nam còn hạn chế
Đối với người xây dựng thương hiệu và bán franchise ở Việt Nam, số lượng người có nhu cầu mua nhượng quyền khá là hạn chế so với thể giới. Ngược lại người Việt mua nhượng quyền từ các thương hiệu nước ngoài về Việt Nam như MC Donald’s, KFC, Starbuck,.. thì rất là thuận lợi. Nhưng khi vào tới thị trường Việt Nam, làm thế nào để nhượng quyền cho các người mua nhượng quyền nhỏ lẻ để nhân rộng hệ thống thì ở Việt Nam rất khó khăn.
Đó cũng là lý do tại sao các chuỗi thương hiệu lớn của thế giới vào Việt Nam, không nhượng quyền cho các người mua nhượng quyền nhỏ lẻ mà chính người mua nhượng quyền độc quyền các thương hiệu đó ở nước ngoài đem về Việt Nam họ tử mở là chủ yếu, chứ không bán nhượng quyền giúp người khác mở và mình quản trị như các quốc gia khác.
3.4 Hỗ trợ tài chính từ ngân hàng
Ở nước ngoài, khi mình mua nhượng quyền những thương hiệu lớn, uy tín của thế giới thì sẽ được ngân hàng hỗ trợ vấn đề tài chính. Nói cách khác, nếu mình tự mở một mô hình kinh doanh với thương hiệu riêng lúc nào cũng có xác suất thành công nhỏ hơn so với mua nhượng quyền, do tính rủi ro thấp hơn nên ngân hàng sẽ thích hợp tác với những người mua nhượng quyền ở các nền kinh tế tiên tiến.
Còn ở Việt Nam ngân hàng chưa hỗ trợ được tài chính cho kinh doanh nhượng quyền, dẫn đến khó khăn cho người mua và bán nhượng quyền, đòi hỏi người mua nhượng quyền phải có đủ tiền mặt để đầu tư và số vốn dự phòng rất lớn để vận hành. Do đó giới hạn sự phát triển kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, đây là một khó khăn lớn để thị trường nhượng quyền ở Việt Nam có thể bùng nổ.
3.5 Người mua nhượng quyền không lý tưởng
Các nước tiên tiến Châu Âu người mua nhượng quyền là những người có tiền đầu tư, có kiến thức kinh doanh, có thời gian cống hiến cho thương hiệu,… để đủ điều kiện vận hành cơ sở nhượng quyền. Khi chủ thương hiệu nhân rộng mô hình cần đối tác nhượng quyền giám sát và cống hiến hoàn toàn cho thương hiệu thay mình, vì thế người mua nhượng quyền vừa là chủ vừa là nhà quản lý làm việc cho thương hiệu.
Ở Việt Nam, người mua nhượng quyền có đủ điều kiện trên thì rất ít, cụ thể những người có kiến thức, có thời gian, có kinh nghiệm thì nhiều nhưng để có đủ tài chính để mở nhượng quyền thì lại khó khăn. Ngược lại, những người doanh nhân thành công có nhiều tiền thì lại không có thời gian để điều hành cơ sở nhượng quyền, mà họ thuê người thay mình để quản lý, điều này làm mất đi thế mạnh cốt lõi của người mua nhượng quyền. Đó cũng là một trong những lý do mà các chuỗi lớn ở Việt Nam, thương hiệu quốc tế vào Việt Nam chưa phát triển mạnh nhượng quyền mà họ tự mở là chủ yếu.
3.6 Văn hóa không tôn trọng kỷ luật của người Việt
Khi mua nhượng quyền thương hiệu yêu cầu người mua phải tuyệt đối tuân thủ quy định của chuỗi thương hiệu: loại nhạc sử dụng, máy lạnh, vệ sinh, menu,..phải được chỉnh chu theo nguyên tắc chung của thương hiệu.
Ngược lại, người Việt Nam với văn hóa thích sáng tạo, do đó rất khó để chủ thương hiệu kiểm soát những người mua nhượng quyền, làm xuất hiện sự khác biệt giữa các cơ sở nhượng quyền, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của thương hiệu gốc.
Ở Việt Nam, do đặc điểm văn hóa, thói quen, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ về nhượng quyền chưa đầy đủ, nên các thương hiệu quốc tế vào Việt Nam, cũng như các thương hiệu tại Việt Nam cũng khá khó khăn để mở rộng mô hình này. Vì thế, nếu muốn kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam thành công chủ thương hiệu sẽ phải áp dụng sáng tạo, linh động phù hợp không thể áp dụng cứng nhắc mô hình kinh doanh của thế giới vào thị trường Việt Nam.
>>Xem ngay mô hình nhượng quyền trà sữa An An’s Tea & Cake chỉ từ 58 triệu đồng