Không ít người trong chúng ta vẫn còn đang nhầm lẫn giữa kinh doanh nhượng quyền và các phương thức kinh doanh khác như hợp đồng đại lý, tiếp thị đa cấp hay li-xăng. Sau đây là một số điểm khác biệt chủ yếu giữa nhượng quyền với các hình thức khác:
Sự khác nhau giữa mua nhượng quyền và đi làm công
Đầu tiên, mặc dù khi mua nhượng quyền vẫn phải tuân thủ các quy định đặt ra bởi chủ thương hiệu nhưng người đi làm công phải tuân thủ tuyệt đối nội quy công ty, trong khi người mua nhượng quyền có nhiều tự do hơn.
Thứ hai, khi mua nhượng quyền thì chủ thương hiệu có nhiều trách nhiệm về đào tạo, huấn luyện đối với đối tác mua nhượng quyền hơn quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và nhân viên làm công cho mình. Vì người mua nhượng quyền lúc này được xem như là khách hàng trong khi nhân viên được xem như người làm công.
Thứ ba, người mua nhượng quyền phải bỏ vốn đầu tư vào công việc trong khi nhân viên làm công thì không cần. Nói cách khác, người mua người quyền là chủ doanh nghiệp của mình và được hưởng lợi nhuận phát sinh từ kinh doanh.
Sự khác nhau giữ nhượng quyền và phân phối sản phẩm
Khi nhượng quyền chủ thương hiệu có trách nhiệm huấn luyện, đào tạo đối tác mua nhượng quyền về cách thức quản lý, điều hành, quản trị công việc kinh doanh trong khi nhà phân phối thường chỉ quan tâm đến việc phân phối sản phẩm mà không cần phải dính chặt với bất kỳ hệ thống nào.
Người mua nhượng quyền chỉ cần liên hệ với một công ty duy nhất (chủ thương hiệu) trong khi nhà phân phối sản phẩm có thể liên hệ với nhiều nhà cung cấp (trừ các trường hợp nhà phân phối độc quyền).
Sự khác nhau giữ nhượng quyền và li-xăng
Mặc dù franchise và li-xăng giống nhau ở điểm là cả hai đều liên quan đến một hợp đồng cấp phép, nhưng mối quan hệ giữa người cấp phép và người được cấp phép trong hợp đồng franchise gắn chặt với nhau hơn. Ví dụ, trong hợp đồng franchise người cấp phép (chủ thương hiệu) sẽ có nhiều quyền hạn và kiểm soát hơn đối với đối tác mua nhượng quyền, và song song đó có nhiều trách nhiệm hơn đối với hoạt động, điều hành hàng ngày của cửa hàng nhượng quyền. Điều này không xảy ra đối với người cấp phép trong hợp đồng li-xăng, vì theo mô hình kinh doanh này, người cấp phép li-xăng chỉ quan tâm chủ yếu đến khoản phí li-xăng mà họ sẽ thu hàng ngày hoặc hàng năm. Ngoài ra, người cấp li-xăng còn quan tâm đến việc giám sát liệu giấy phép li-xăng của họ có được sử dụng đúng mục đích hay không.
Xem thêm: Nhượng quyền trà sữa được miễn phí nhượng quyền đồ ăn vặt