Một sai lầm rất phổ biến khi kinh doanh F& B, đó là chọn sai mặt bằng. Người ta thường hay nói kinh doanh ẩm thực, ăn uống có 3 điều quan trọng nhất, thứ nhất là Location, thứ hai là Location và thứ ba cũng là Location, một câu nói vui nhưng cũng rất chính xác, lỗi chọn sai địa điểm thường được lặp đi lặp lại nhiều lần, kể cả những nhà đầu tư đã có một số kinh nghiệm nhất định. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh là dù một mô hình kinh doanh dù có tốt đến đâu nhưng chọn sai điểm điểm kinh doanh thì khả năng thất bại là rất cao. Cùng Phúc Gia An tìm hiểu ngay những sai lầm phổ biến thường gặp làm bạn chọn sai địa điểm kinh doanh F& B ngay bên dưới nhé!
1. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh: Đừng ham mặt bằng giá rẻ
Sai lầm đầu tiên khi chọn mặt bằng kinh doanh đó là ham mặt bằng giá rẻ, không gian phù hợp, nhưng sai đối tượng khách hàng( khách hàng của bạn là ai, ở khu vực nào, đi phương tiện gì, thói quen di chuyển như thế nào,..). Nếu mặt bằng có phù hợp, giá có rẻ nhưng khu vực đó không có đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có nhiều khách hàng đánh giá cao mô hình kinh doanh và doanh thu ít là chuyện có thể nhìn thấy được.
2. Vị trí mặt bằng không thuận tiện
Mặt bằng trong hẻm, nơi giao thông đông đúc, hay kẹt xe nên khó nhìn thấy, khó tìm, nhất là đường có con lương thì khi khách hàng vô tình chạy lố (hố) qua quán của bạn, khách sẽ lựa chọn chạy luôn hay vì đánh một vòng rất xa để quay lại.

Một điểm lưu ý khi chọn vị trí mặt bằng tránh những khu vực hàng xóm kinh doanh không chung tầng lớp khách hàng, ví dụ bạn kinh doanh một nhà hàng sang trọng, nhưng mặt bằng của bạn xung quanh lại có ba, bốn quán nhậu bình dân, khu vui chơi trẻ em, công an phường, đồn công an, garage sửa xe,… thì sẽ làm cho khách hàng mất hứng và không thoải mái. Ngược lại phải cần tìm mặt bằng có khung cảnh xung quanh tương đối đẹp, và khách sẽ rất thoải mái khi sử dụng dịch vụ của một nhà hàng sang trọng.
3. Mặt bằng chỉ phụ thuộc vào duy nhất một nguồn khách hàng
Ví dụ: Nhà hàng rất đông khách do nằm trong một khu vực rất đông đúc người qua lại, xung quanh có rất nhiều trường đại học, nhưng đến thời gian nghỉ hè thì hầu hết sinh viên sẽ di chuyển đến khu vực khác để vui chơi cùng gia đình, vô tình sẽ làm cho khu vực đông đúc bỗng nhiên trở nên vắng lặng như một thành phố chết=> thực tế cho thấy bạn chỉ kinh doanh được 9 tháng, trong khi trả tiền mặt bằng 12 tháng/năm.
Một số ví dụ về mặt bằng chỉ phụ thuộc vào duy nhất một nguồn khách bạn nên tránh như khu sinh viên, nhân viên văn phòng, khu công nhân,… và khu vực chỉ đông khách vào một hoặc 2 khung giờ nhất định như khu trung tâm thương mại thường chỉ đông vào buổi tối và cuối tuần, các thời điểm còn lại trong ngày như buổi sáng, buổi trưa thì lại rất vắng khách, dẫn đến tình trạng doanh thu chỉ phụ thuộc vào 1 khung giờ nhất định mà lỡ xui tới khung giờ lại mưa thì coi như ngày đó bạn không có doanh thu.

Khi nghiên cứu mặt bằng để kinh doanh F&B chọn khu vực có nhiều loại khách khác nhau từ độ tuổi, ngành nghề, mục tiêu di chuyển,..và ít nhất phải có 2 khung giờ đông khách buổi sáng và buổi tối, hoặc trưa và tối, sáng và tối,…thì sẽ giảm được tối đa rủi ro khi bắt đầu đầu tư để kinh doanh.
Nếu mô hình kinh doanh của bạn chỉ phù hợp phục vụ khách hàng vào một buổi như đồ ăn sáng như bánh cuốn, bánh mì, bánh bao, xôi,…thì bạn có thể linh hoạt kết hợp thêm món ăn chính vào buổi trưa, buổi chiều như cơm, hủ tiếu, phở,.. để phục vụ cho các khách hàng ở khung giờ trưa và tối.
4. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh: 3 lưu ý khi chọn mặt bằng kinh doanh
4.1 Mật độ cư dân
Ưu tiên các mặt bằng nằm ở ngã ba, ngã tư, khu tập trung đông đúc dân cư qua lại, giúp bạn tăng được độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng ở những khu này có giá khá cao, vì vậy bạn nên cân nhắc chi phí đầu tư và lợi nhuận của mô hình kinh doanh có thể cân đối so với phí thuê mặt bằng hay không.

4.2 Khả năng chi trả
Tùy theo mô hình kinh doanh của bạn mà đòi hỏi mức độ chi trả của khách hàng cao hay thấp. Nếu món ăn của bạn giá cao dao động từ 50.000-150.000đ/phần thì cần phải khảo sát về khả năng chi trả của khách hàng tại khu vực mặt bằng, có đối tượng khách hàng tầm trung sẵn sàng chi trả hay không, hay khu vực này khả năng chi trả chỉ từ 12-45k/phần là điều rất quan trọng, từ đó đánh giá được khả năng chi trả trung bình của khách hàng tại khu vực mặt bằng và so sánh với mức giá mô hình của mình có phù hợp hay không.
4.3 Mặt bằng có vỉa hè để xe
Vỉa hè để xe phản ánh được số lượng khách hàng tối đa bạn có thể phục vụ đồng thời trong một khoảng thời gian, kể cả khi bàn ghế còn trống như không có chỗ giữ xe thì khách cũng sẽ đi nơi khác, do đó đây cũng là yếu tố quan trọng bạn cần phải quan tâm, nếu vỉa hè nhỏ nhưng có thể thuê chỗ để xe xung quanh khu vực mặt bằng thì sẽ là một điểm cộng.

Tóm lại, một mặt bằng được xem là phù hợp khi có vị trí rất tiện lợi cho đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Trong khi doanh F&B ai cũng biết câu địa điểm là quan trọng nhất, nhưng chúng ta lại rất hay quên vì nhiều lý do như: ham mặt bằng giá rẻ, cơ sở bên trong mặt bằng quá đẹp,.. khiến chúng ta rơi vào bài học thất bại kinh điển nhất và đắc giá nhất trong kinh doanh F&B là chọn sai địa điểm kinh doanh. Qua những sai lầm về chọn sai địa điểm kinh doanh mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm xương máu cho mình trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh sắp tới.
>>Nhượng quyền thương hiệu An An’s Tea & Cake chỉ từ 58 triệu