Nên mua nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình?

Đôi khi chúng ta phải đứng trước quyết định sẽ đi con đường nào? Chúng ta có những thế mạnh gì và làm sao để phát triển những thế mạnh đó? Kinh doanh cũng vậy, giờ là lúc bạn ra quyết định xem tự mình xây dựng thương hiệu riêng hay nhượng quyền 1 thương hiệu có sẵn.

1. CÂN NHẮC ƯỚC MƠ

Làm chủ chính mình thật sự là ước mơ của nhiều người. Nhượng quyền là một phương thức kinh doanh mà người mua nhượng quyền cũng được xem là tự làm chủ của chính mình. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua nhượng quyền, người mua nên cân nhắc sự lựa chọn giữ đi mua nhượng quyền hay tự mình mở riêng cho mình một cửa hàng, một thương hiệu độc lập. Sự lựa chọn này sẽ tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, cá tính, khả năng tài chính và thái độ đối với rủi ro của doanh nhân.

2. BẠN THUỘC TÍP NGƯỜI NÀO?

Các con số thống kê tuy còn nhiều bất cập nhưng ít nhiều cũng chứng minh rằng mở cửa hàng nhượng quyền thì vẫn ít rủi ro hơn tự mở một cửa hàng độc lập với thương hiệu chưa ai biết đến. Nói cách khác, yếu tố “ít rủi ro” đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền. Những doanh nhân thực thụ sẽ không đánh giá cao yếu tố này vì họ là những người “thích rủi ro”, “thích mạo hiểm”, “thích sáng tạo” để bù lại khi mô hình kinh doanh thành công thì họ hưởng trọn. Trong trường hợp mua nhượng quyền, do được hưởng sự “an toàn” mà thương hiệu đã nổi tiếng sẵn mang đến, người mua nhượng quyền phải đóng phí nhượng quyền và chia sẻ một phần lợi nhuận nhỏ cho chủ thương hiệu theo định kỳ hàng tháng hay hàng năm (phí royalty). Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ những quy định chung của hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, đối với típ “người mua nhượng quyền lý tưởng” thì việc phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để kinh doanh ít rủi ro hơn lại chính là lý do tại sao họ phải bỏ tiền để mua nhượng quyền.Do đó, mua nhượng quyền hay tự xây dựng mô hình kinh doanh độc lập cho riêng mình là một quyết định tùy thuộc vào cá tính, khả năng và quan trọng nhất là thái độ của doanh nhân đối với rủi ro, đối với nhu cầu sáng tạo của doanh nhân. Nếu không phải là típ người thích hợp mua nhượng quyền thì sẽ không bao giờ hài lòng và hợp tác tốt với chủ thương hiệu hay người bán nhượng quyền. Còn chủ thương hiệu thì sẽ không bao giờ chấp nhận duy trì hợp đồng nhượng quyền cho các đối tác luôn “sáng tạo” và không tuân theo những tiêu chuẩn chung của hệ thống chuỗi cửa hàng. Vì như đã đề cập, tính đồng bộ có quyết định quan trọng trong sự thành bại của cả hệ thống nhượng quyền.

3. ĐỪNG BỎ RƠI VIỆC KINH DOANH

Có không ít người hiểu lầm rằng kinh doanh nhượng quyền là rất dễ và không tốn kém thời gian của chủ. Điều này hoàn toàn sai, vì cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, kinh doanh nhượng quyền cũng đòi hỏi người chủ phải quan tâm sâu sát và dành riêng một quỹ thời gian nhất định cho cửa hàng của mình. Người mua nhượng quyền phải sẵn sàng cho việc mình phải điều hành cửa hàng riêng của mình ít ra như tư cách của một người chủ “siêng năng”. Không loại trừ trường hợp chủ cửa hàng cũng phải xăn tay áo để dọn dẹp, bưng bê, … cũng như một nhân viên, nhất là khi cửa hàng còn đang bừa bộn lúc mới khai trương.

TÓM LẠI:

Việc kinh doanh nào cũng cần sự có mặt có người chủ dù ít hay nhiều, khi việc kinh doanh mới khởi phát rất cần sự quan tâm và đóng góp của người làm chủ. Mọi công sức đóng góp của bạn khi đi đúng hướng sẽ mang về những thành quả xứng đáng. Vì vậy hãy luôn theo dõi việc kinh doanh của mình để đảm bảo nó đi đúng hướng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon