Mô hình kinh doanh nhượng quyền đã chứng minh được sức hút của mình, khi ngày càng nhiều thương hiệu mở rộng kinh doanh theo hình thức này. Cùng với hàng loạt cơ sở nhận nhượng quyền thành công thu về doanh thu khủng. Tuy nhiên, không phải ai tham gia hay đầu tư loại hình kinh doanh nhượng quyền nào cũng thành công. Sau đây, hãy cùng Phúc Gia An tìm hiểu kỹ hơn về mô hình nhượng quyền thương hiệu và những lưu ý về mô hình này bạn cần nắm trước khi đầu tư để đem lại tỷ lệ thành công cao khi tham gia.
1. Hiểu về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền được hiểu như một giao dịch, trong đó bên nhượng quyền cho phép bên mua (tổ chức hoặc cá nhân) được sử dụng sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vô hạn để thu một khoản phí theo thỏa thuận.
Với mô hình nhượng quyền bạn có thể hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh so với việc tự xây dựng thương hiệu từ con số 0 với những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí để xây dựng quảng bá thương hiệu, sở hữu tệp khách hàng ổn định ngay từ đầu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, quy trình quản lý, sự hỗ trợ vận hành từ phía thương hiệu,…

Khác với thị trường Mỹ, mô hình nhượng quyền được chuyển hóa ở mức độ rất cao và trở thành thị trường nhượng quyền lớn nhất nhì trên thế giới với hàng loạt các chuỗi thương hiệu lớn như Starbucks, KFC, MC Donalds, Baskin Robbins,… Ở Việt Nam, khái niệm nhượng quyền vẫn được nhìn nhận theo nhiều góc nhìn khác nhau khi sự hỗ trợ của các công ty tư vấn, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ luật pháp, chính sách hỗ trợ của nhà nước,.. vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.
2. Những lưu ý về kinh doanh nhượng quyền bạn cần nắm
2.1 Cốt lõi trong nhượng quyền thương hiệu
Chuỗi nhà hàng Phở 24h- Chuỗi nhà hàng đi tiên phong trong xây dựng hệ thống nhượng quyền chuyên nghiệp tại Việt Nam, ra đời từ năm 2003, thời điểm mà nhượng quyền thương hiệu còn rất mới mẻ tại nước ta.
Phở 24h do nhà sáng lập Lý Qúi Trung khởi nghiệp ban đầu đã phát triển rất tốt và nhận được sự công nhận rộng rãi tại Việt Nam, cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, sau một thời gian mở rộng quá nhanh, Phở 24h đã bộc lộ nhiều hạn chế trong năng lực quản lý và vận hành chuỗi như chất lượng không đồng đều giữa các quán trong chuỗi, dịch vụ sa sút, giá bán tăng cao,.. Hiện tại thì thương hiệu Phở 24h chỉ có gần 40 nhà hàng tại Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Úc và HongKong.

Bản chất của nhượng quyền là chia sẻ sự thịnh vượng và cả rủi ro trong kinh doanh,nhượng quyền không chỉ đơn giản là việc thuê thương hiệu, treo biển hiệu lên và kinh doanh. Trên hết, nhượng quyền là sự thấu hiểu về mục tiêu, tầm nhìn, tin thần win-win hai bên hợp tác cùng có lợi.
Và điểm quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần chú ý tới khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh nhượng quyền đó là những yếu tô chủ chốt trong mô hình kinh doanh này bằng cách liệt kê những yếu tố chủ chốt mang lại thành công trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu:
- Đảm bảo có sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và khác biệt, đồng thời phù hợp với văn hóa, thói quen tiêu dùng của người bản địa. Nói cách khác là bạn đang trả lời câu hỏi của khách hàng, điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì, tại sao tôi phải chọn bạn mà không phải thương hiệu khác,…Ví dụ thương hiệu Starbucks đang hiện diện hơn 70 nước trên thế giới đặc trưng với dòng sản phẩm cà phê đá tuyết Frappuccino.
- Sản phẩm mang tính đại chúng, có thể phục vụ cho số lượng lớn khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện có hoặc tạo ra một nhu cầu mới.
- Mô hình mở, dễ dàng nhân rộng, dễ dàng tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp
2.2 Các ràng buộc bên nhượng quyền cần tuân thủ
Khi kinh doanh theo hình thức này, bạn sẽ gặp không ít các vấn đề như phải tuân theo các thủ tục, quy trình được thiết lập sẵn, không được quyền điều khiển, phát triển theo khuynh hướng cá nhân ngay từ khi thành lập.
Vì sử dụng chung một thương hiệu rất khó hạn chế ảnh hưởng xấu kéo theo từ các cơ sở nhượng quyền khác.
Thương hiệu nhượng quyền không thuộc quyền sở hữu cá nhân của bạn.
2.3 Ai nên kinh doanh hình thức nhượng quyền thương hiệu?
- Chưa có nhiều kinh nghiệm và mong muốn tìm một đơn vị để hợp tác để vừa học hỏi vừa tìm kiếm thêm lợi nhuận
- Không muốn tốn nhiều chi phí để thử nghiệm, xây dựng thương hiệu
- Muốn tìm kiếm hình thức kinh doanh hạn chế rủi ro, đặt niềm tin thành công dựa trên mô hình có sẵn

Để trả lời câu hỏi tự xây dựng thương hiệu riêng hay nhượng quyền bạn nên dựa vào các yếu tố như:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Tầm nhìn
- Nguồn lực
Mỗi hình thức kinh doanh đều có ưu nhược điểm riêng, không một mô hình hay hình thức nào có thể khẳng định được thành công một cách tuyệt đối. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về tham vọng, phong cách kinh doanh của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp.
2.4 Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền uy tín, chất lượng
Chỉ nhận nhượng quyền khi và chỉ khi mô hình đã được chứng minh là thành công ở một quy mô chuỗi (ít nhất là 3 điểm bán).
Duy trì được sự thành công đó trong một thời gian đủ dài (ít nhất là 1 năm)
Nhượng quyền kinh doanh là hình thức được nhiều người lựa chọn hiện nay, bởi những điểm mạnh, quy trình tinh gọn của nó, rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng hình thức kinh doanh này như F&B, siêu thị mini, may mặc, giáo dục và đào tạo, mỹ thuật, làm đẹp, nhà thuốc,… Hy vọng những kiến thức trên giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh nhượng quyền và có thể đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
>>Đọc thêm về nhượng quyền: tại đây