Kinh doanh trà sữa có lời không? Bài học mở tiệm và nhân chuỗi thành công?

Khi doanh trà sữa có lời không là câu hỏi của khá nhiều bạn đang muốn lấn sang ngành này, cũng như những bạn đã kinh doanh rồi nhưng chưa biết tính lợi nhuận như thế nào cho chính xác. Ngay sau đây hãy cùng Phúc Gia An tham thảo công thức tính lãi khi đầu tư kinh doanh quán trà sữa cơ bản ai cũng làm được.

1.      Kinh doanh trà sữa có lời không?

1.1 Công thức tính lãi

Lợi nhuận=Doanh thu-Chi phí-Khấu hao-Ngân sách đầu tư/tái đầu tư

Trong đó:

Lợi nhuận là số tiền thu được sau một khoảng thời gian sau khi trừ tất cả các chi phí bỏ ra cho việc đầu tư kinh doanh, lợi nhuận kinh doanh có thể là số âm (lỗ thuần), cũng có thể là số dương (lãi).

Doanh thu là tổng số tiền trong hoạt động kinh doanh trà sữa gồm tất cả số tiền mà khách hàng trả cho bạn trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính trong vòng 1 tháng.

Chi phí là các khoản chi ra để vận hành quán trà sữa bao gồm cả tiền nguyên vật liệu, điện, nước, tiền lương nhân viên, chương trình khuyến mãi,..

Công thức tính lãi khi mở quán trà sữa

Khấu hao là sự giảm giá trị của tài sản trong thời gian cố định trong thời gian hoạt động như bất động sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ,… sẽ hao mòn theo dòng đời của nó, cho nên khi tính lợi nhuận cần trừ đi phần chi phí khấu hao để tính chính xác được phần lợi nhuận kinh doanh.

Ngân sách đầu tư/tái đầu tư là chi phí cần sửa chữa, đầu tư thêm trang thiết bị, chi phí thưởng cho nhân viên các dịp lễ, tết,…

Theo công thức tính lợi nhuận này, bạn cần tăng doanh thu và giảm đi các khoản chi phí khác để có thể thu được lợi nhuận cao nhất.

1.2 Dự toán chi phí mở quán trà sữa

Chi phí đầu tư mở quán trà sữa chủ yếu dựa vào 2 yếu tố là quy mô và số vốn dành riêng cho việc đầu tư kinh doanh trà sữa.

Dự toán chi phí mở quán trà sữa

Ví dụ: bạn có số vốn đầu tư khoảng 200 triệu đồng

  •  Chi phí cố định tầm hơn 60 triệu bao gồm

Máy dập nắp ly tự động

Bình ủ trà

Nồi nấu trân châu tự động

Máy xay sinh tố

Máy làm lạnh nước trái cây 2-3 ngắn

Ly, cốc đựng các loại nước

Bàn ghế

Phí décor, trang trí quán

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: khoảng 2.5 triệu đồng/tháng, giả sử tất cả tài sản cố định của quán trà sữa chỉ sử dụng trong vòng 24 tháng, như vậy chi phí khấu hao tài sản cố định mỗi tháng sẽ là 4%
  • Các loại chi phí phát sinh hàng tháng: hơn 60 triệu đồng bao gồm chi phí nhân công ( pha chế, thu ngân, phục vụ), chi phí nguyên vật liệu, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền thuê mặt bằng.
  • Các khoản chi phí khác: hơn 20 triệu đồng/tháng, bao gồm ngân sách khai trương cho marketing, chạy quảng cáo trên facebook, tiktok, app giao hàng, thưởng cho nhân viên, lễ tết,…
  • – Chi phí tái đầu tư: rơi tầm hơn 60 triệu tùy theo cửa hàng

1.3  Dự toán doanh thu cho quán trà sữa

Giả sử giá trà sữa trung bình của quán trà sữa là 40k/ly, Menu của quán tầm 10 món, 1 ngày bán mỗi loại 20 ly thì tổng cộng được 200 ly, thì doanh thu ước tính của quán 1 tháng sẽ bằng 200*40k*30 ngày=240.000.000 đ

cách dự toán doanh thu quán trà sữa

1.4  Dự toán lợi nhuận cho quán trà sữa

Theo như công thức tính lợi nhuận sẽ được tính như sau:

Lợi nhuận=Doanh thu-Chi phí-Khấu hao-Ngân sách đầu tư/tái đầu tư

    =240.000.000-90.000.000-2.500.000-60.000.000=87.500.0000đ

Trên đây là bảng ước tính lợi nhuận của 1 quán trà sữa hoạt động ổn định, do đó tùy theo tình hình thực tế mà mô hình này lợi nhuận có thể cao hơn do bạn đã có chỗ đứng trên thị trường hoặc thấp hơn khi thương hiệu của bạn chưa có nhiều người biết đến.

2.      Bài học mở tiệm và nhân chuỗi thành công

Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực F&B thì kinh doanh mô hình F&B nhượng quyền là lựa chọn khá an toàn, vừa tiết kiệm được thời gian và số tiền đầu tư để phát triển thương hiệu hoặc nếu bạn đã có sẵn kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh sau:

2.1 Kinh doanh trà sữa truyền thống

Ưu điểm: dễ thu hút khách hàng, thu nhập trung-khá đến cao tùy khu vực, có thể tự decor quán theo ý tưởng cá nhân để khách đến checkin, lợi nhuận cao.

Nhược điểm: tốn nhiều chi phí đầu tư như thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, mua dụng cụ pha chế, mua nguyên liệu pha chế,..

2.2 Kinh doanh nhượng quyền trà sữa

Ưu điểm: với hình thức này rủi ro sẽ ít hơn do có sẵn thương hiệu, cũng như cách thức hoạt động, công thức pha chế và sản phẩm, khách hàng thân thuộc của thương hiệu.

Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Nhược điểm: phải biết cách lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp với khu vực dự định khinh doanh và số vốn đầu tư, bởi thương hiệu càng lớn thì phí nhượng quyền thương hiệu sẽ càng cao, nếu bạn có số vốn nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm các thương hiệu nhỏ có chi phí nhượng quyền phù hợp.

>>Xem thêm: Thông tin nhượng quyền trà sữa giá rẻ

2.3 Kinh doanh trà sữa vỉa hè/online

Ưu điểm: không cần quá nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, chỉ cần bạn biết pha trà sữa ngon và biết cách quảng bá sản phẩm, giao hàng, liên kết các app giao hàng online, cạnh tranh được về giá thành sản phẩm…

Nhược điểm: thời gian đầu có thể khó tiếp cận khách hàng do bạn chưa có thương hiệu và sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm như thế nào.

2.4 Bài học mở tiệm trà sữa và nhân chuỗi thành công

Để có thể trụ vững trong ngành này đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt, liên tục cập nhật xu hướng, thị hiếu của giới trẻ…..

Lựa chọn vị trí mặt bằng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đến khả năng thành công của bạn

Các dịch vụ chăm sóc khách hàng kèm theo, kế hoạch marketing cũng rất quan trọng

Cách thức quản lý nhân viên, vận hành chuỗi giúp bạn có thể dễ dàng nhân rộng trong thời gian ngắn.

Qua bài chia sẻ về cách thức tính lợi nhuận cũng như kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có chiến lược kinh doanh phù hợp với mô hình của bạn trong lĩnh vực F&B đầy cơ hội và thách thức này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon