Kinh doanh F&B, bài toán “nhượng quyền thương hiệu” liệu có khả quan ở Việt Nam?

Bài-toán-nhượng-quyền-thương-hiệu-có-khả-quan

Là chủ một doanh nghiệp, liệu bạn có muốn thương hiệu “đứa con” của mình bị chia 5 xẻ 7? Và đứng ở góc độ nhà đầu tư, liệu bạn có muốn người khác kiểm soát mình không? Vấn đề ở đâu? Hướng đi nào để có lợi cho cả đôi bên?

1. Là chủ doanh nghiệp, liệu bạn có muốn nhượng quyền?

Thông thường, để phát triển một hệ thống lớn mạnh và nhanh chóng, các doanh nghiệp F&B hay nghĩ đến điều gì? Bạn có đoán ra không?

1.1 Thứ nhất, là đi huy động vốn:

Việc huy động vốn được để cập đầu tiên vì nó không có các yếu tố ràng buộc. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh hay, có khả năng sinh lời là bạn đã có thể đi huy động vốn được rồi. Việc của bạn cần làm là sau khi có số vốn, làm sau để biến ý tưởng thành sự thật là bạn đã thành công.

Việc huy động vốn của nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là mượn của bạn bè, người thân. Nếu bạn hiểu biết sâu rộng hơn, thì có thể tìm đến các quỹ khởi nghiệp để huy động vốn. Bạn có thể tìm các nguồn vốn khởi nghiệp ở BSSC, Quỹ khởi nghiệp xanh, Đề án 1665, KISSTARTUP, …

1.2 Thứ hai, nhượng quyền:

Để nhượng quyền được, đòi hỏi doanh nghiệp bạn phải hoạt động trên 1 năm, có giấy phép kinh doanh, có báo cáo tài chính rõ ràng, …Như vậy khác với huy động vốn, việc nhượng quyền yêu cầu thương hiệu của bạn phải kinh doanh rồi, đã có doanh thu và lợi nhuận rồi.

Nếu bạn đã đọc những cuốn sách như Nhượng quyền kinh doanh, khởi nghiệp nhượng quyền, chiến lược mở rộng kinh doanh từ cốt lõi… bạn sẽ thấy nhượng quyền rất tiềm năng và đây thực sự là một mô hình kinh doanh bạn đang tìm kiếm.

Khi biết được những khía cạnh tốt đẹp của việc nhượng quyền, bạn đang bắt đầu hình thành trong đầu mình 1 ý tưởng: “Rồi mình sẽ có hàng trăm, hàng ngàn cửa hàng khắp cả nước mà chẳng cần đầu tư gì, mỗi tháng các cửa hàng tự bán và lấy nguyên liệu của mình, thế là mình lại có thêm doanh thu. Đúng là điều tuyệt vời.”

Và rồi, sẽ không ai chỉ bạn là bạn sai ở chỗ nào đâu. Cách học nhanh nhất là hãy xem các thương hiệu lớn họ đã làm. Các thương hiệu F&B lớn tại Việt Nam như Highlands , The Coffee House, Phúc Long, … họ không nhượng quyền trong nước.

1.3 Tại sao các thương hiệu lớn không nhượng quyền?

Bạn có thể hình dung một điều đơn giản thế này, ba mẹ bạn có mình bạn thôi, nhưng 1 ngày, bạn có thêm 1 người em, thế rồi ba mẹ phải dành tình cảm cho em, ít lo cho bạn hơn, rồi bạn lại có thêm 2,3,4,5… và rất nhiều người em nữa.

Câu chuyện nhượng quyền còn phức tạp hơn thế nữa. Vì khi nhượng quyền, bạn sẽ trao tay thương hiệu của mình cho nhiều người khác, chỉ cần trao nhầm người, thương hiệu của bạn sẽ bị một vết thương. Tại sao ư? Vì một khi làm ăn không được, bạn buộc phải cắt hợp đồng, phải đóng cửa điểm bán đó. Không cần nói nhiều, khách hàng chỉ biết bạn làm ăn thất bại, vì vậy nên phải đóng cửa.

Chính vì vậy mà nhiều lúc chủ thương hiệu phải đứng trong tình thế “tiến thoái, lưỡng nan”. Rồi nhiều lúc mặc dù nhà đầu tư vi phạm hợp đồng như vẫn nhắm mắt cho qua để duy trình điểm bán. Một số thương hiệu mặc dù đã phát triển ổn định nhưng vẫn không mặn mà với việc nhượng quyền nữa.

2. Nhà đầu tư bỏ tiền, liệu họ có muốn bị kiểm soát?

2.1 Các loại vi phạm trong nhượng quyền:

“Đồng tiền gắn liền khúc ruột” các bạn ạ. Khi bạn phải bỏ ra hàng trăm triệu để mua nhượng quyền thì việc bạn lo lắng, hoang mang và đôi khi hành động không đúng là điều dễ hiểu. Những hành động của nhà đầu tư vi phạm hợp đồng gồm:

– Bán thêm nguyên liệu ngoài.

– Tự ý thay đổi công thức sản phẩm.

– Lấy nguyên liệu bên ngoài để bán, không đảm bảo cam kết.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến vi phạm

Thông thường, vấn đề này phát sinh là do nhà đầu tư chưa hiểu rõ về nhượng quyền. Một số khác lại hiểu rõ nhưng cố vi phạm theo kiểu “mình bỏ tiền ra đầu tư là của mình”, “họ ở xa đâu biết mình làm gì”. Rồi ngày tháng trôi qua, cứ thế mà họ vi phạm đủ kiểu.  Mặt khác là do nhà đầu tư lo lắng về doanh thu tụt giảm, và họ nghĩ càng bán nhiều mặt hàng sẽ càng thu được nhiều khách hơn.

2.3 Kết quả của việc vi phạm

Việc liên tục áp dụng sai công thức sẽ dẫn đến khách hàng sẽ cảm thấy kỳ lạ vì cùng 1 thương hiệu, nhưng tại sao chất lượng, hương vị, màu sắc và giá cả sản phẩm ở mỗi nơi lại khác nhau? Rồi dần dần, họ cũng chuyển sang thương hiệu khác, lúc này cả nhà đầu tư và cả thương hiệu chính đều bị ảnh hưởng.

Ở khía cạnh của chủ thương hiệu, họ sẽ so sánh và đánh giá tại sao quầy nhượng quyền này lại lấy ít nguyên liệu hoặc có sự chênh lệch quá lớn giữa lấy nguyên liệu chính và các nguyên liệu phụ, ly cốc,… và họ bắt đầu cử giám sát đi xem xét để tìm hiểu nguyên nhân. Để giữ mối quan hệ hợp tác, họ bắt đầu trao đổi với đối tác để tìm hướng giải quyết, tuy nhiên, lúc này đã xuất hiện các mâu thuẫn vì thực tế không như lý thuyết đôi bạn mong muốn.

Do đó, một số thương hiệu nhượng quyền họ đã có bước chọn lọc đối tác ngay từ ban đầu. Họ chọn những đối tác có tính kỷ luật, tính tuân thủ cao, có trách nhiệm và uy tín trong việc kinh doanh.

3. Đâu là lối đi chung để 2 bên cùng có lợi?

Việc nhượng quyền được ví như một mối tình, khi chia tay thì ai cũng khổ. Nhưng cũng phải thú thật rằng chỉ có con đường chia tay thì chúng ta mới có thể tìm được những hạnh phúc mới. Nhưng chia tay không phải là con đường duy nhất.

Ở phía nhà đầu tư, khi việc kinh doanh không được thuận lợi như mong muốn, việc cần làm là phải báo ngay cho phía thương hiệu nhượng quyền biết. Đồng thời, nhà đầu tư cần đề xuất các giải phải gửi đến phía thương hiệu nhượng quyền để có thể khắc phục vấn đề. Việc này có thể bằng đầu bằng một cuộc nói chuyện thân mật với chủ thương hiệu, hoặc gửi một email trình bày đầy đủ khó khăn và mong muốn của nhà đầu tư.

Về phía chủ thương hiệu, cần báo ngay cho phía nhà đầu tư về tình hình tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu mà họ gửi. Đồng thời, cần có những động thái giải thích, trấn an nhằm khích lệ nhà đầu tư tiếp tục trong mối quan hệ.

Việc kinh doanh nào cũng có rủi ro, tuy nhiên, thật khó để đoán trước được các rủi ro sẽ phát sinh sau khi thực hiện dự án. Do đó, các nhà đầu tư và thương hiệu thường chọn các giải quyết bằng cách để vấn đề phát sinh thì mới tiến hành xử lý. Quan trọng nhất vẫn là tinh thần bày tỏ, thấu hiểu và có các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon