Hợp tác kinh doanh là gì? Các hình thức hợp tác kinh doanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay là gì? Có nên hợp tác kinh doanh không? Và rất nhiều câu hỏi nữa mà chắc rằng bạn đang thắc mắc. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp tác kinh doanh là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, thành công, lâu dài giữa khách hàng và nhà cung cấp, dựa trên việc đạt được thông lệ tốt nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong mô hình đối tác kinh doanh, các chuyên gia nhân sự làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý trực tuyến để đạt được các mục tiêu tổ chức chung. Trong thực tế, mô hình đối tác kinh doanh có thể được mở rộng để bao gồm các thành viên của bất kỳ chức năng kinh doanh nào, ví dụ: Tài chính, CNTT, Nhân sự, Pháp lý, Quan hệ đối ngoại, đóng vai trò là người kết nối, liên kết chức năng của họ với các đơn vị kinh doanh để đảm bảo rằng hoặc chức năng, chuyên môn họ phải cung cấp được đặt trong mối quan tâm thực sự và hiện tại của doanh nghiệp để tạo ra giá trị.
2. Tại sao các doanh nghiệp cần hợp tác kinh doanh?
Trong kinh doanh, việc mở rộng quy mô không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các chủ thể thường lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh, nhằm sử dụng nguồn vốn từ các nhà đầu tư để phát triển kinh doanh sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận cho hai bên.
Có thể thấy, yếu tố quyết định trong việc hợp tác kinh doanh là các bên tham gia cùng có lợi. Dù bạn kinh doanh lớn hay chỉ làm ăn nhỏ, đều cần tuân thủ những nguyên tắc tối quan trọng trong hợp tác để tăng hiệu quả cho cả hai.
3. Ví dụ về hợp tác kinh doanh
Nếu với các khái niệm và lý thuyết nêu trên khiến bạn mơ hồ về “hợp tác kinh doanh” tóm lại nó là cái gì? Thì những ví dụ sau đây sẽ trình bày rõ hơn:
– Ví dụ:
Công ty X chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê hợp tác với chuỗi cà phê Y để tiêu thụ sản phẩm của họ. Công ty sản xuất X sẽ được lợi là sản lượng tiêu thụ tăng lên, chuỗi cà phê Y được lợi là sẽ được cung cấp cà phê với giá ưu đãi.
Trong việc hợp tác này, ngoài những giá trị trên, cả 2 cũng có được những giá trị chiến lược lâu dài hơn như có được lợi thế cạnh tranh bền vững, có được sự đảm bảo về tiêu thụ và nguồn cung.
Việc hợp tác kinh doanh không chỉ có 2 bên, mà có thể liên quan đến nhiều bên khác. Trong ví dụ này, công ty sản xuất X lại hợp tác với nông trại A chuyên cung cấp hạt cà phê thô, nông trại A lại liên kế với nhiều người dân trồng cà phê khác để có được nguồn nguyên liệu hạt café thô cung cấp cho công ty sản xuất X.
>>>Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh, hợp tác cùng có lợi