Hộ kinh doanh cá thể là gì? Phân biệt giữa hộ kinh doanh cá thể và công ty

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong khi đó, Nghị định 78/2015 chỉ quy định chung chung là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh…

2. So sánh giữa hộ kinh doanh cá thể với công ty

HỘ KINH DOANH CÁ THỂCÔNG TY
1. Về quy môCó quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải chọn địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Có thể đăng ký kinh doanh ở nơi có hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi có địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động và kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh thì phải thông báo với cơ quan thuế và quản lý kinh doanhKhông bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Về số lượng lao độngGiới hạn không quá 10 người. Nếu quá 10 người trở lên thì phải đăng ký thành lập công ty.Không giới hạn
3. Về điều kiện kinh doanhChỉ có một số trường hợp nhất định đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.Phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có con dấu
4. Về chế độ trách nhiệmChịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanhDoanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn).
5. Ưu điểmQuy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Không có tư cách pháp nhân. Chế độ thuế khoán, không phải khai báo thuế hàng tháng.Thuận lợi trong quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, về địa điểm kinh doanh, về quy mô công ty rộng hơn so với hộ kinh doanh. Có hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng (hóa đơn đỏ)
6. Nhược điểmKhông có hóa đơn đỏ, muốn xuất hóa đơn cho khách hàng thì cần liên hệ Cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn cho hộ kinh doanh và số lượng hóa đơn bị hạn chế; Tính chất hoạt động Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.Chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật. Phải khai báo thuế hàng tháng. Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Thủ tục và các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể

Các hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động;
  • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
  • 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Các bước thành lập

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon