Không có một nghề nào mà chủ nhà hàng có thể phong phú như ngành F&B từ các chị em nội trợ, công nhân, nhà thơ, bác sĩ, nhân viên văn phòng,.. chỉ cần có một số vốn nhất định là có thể làm chủ được. Tuy nhiên, để mở một cửa hàng F&B thành công và có đam mê với nghề thì không phải ai cũng làm được, mà cần có một số đặc điểm chung mà sau đây cùng Phúc Gia An tìm hiểu ngay nhé!
1. Chủ cửa hàng F&B có cần phải giỏi nấu ăn hay pha chế thức uống không?
Biết nấu ăn hay pha chế sẽ là một điểm cộng, nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất, vì chủ cửa hàng thành công sẽ phải làm tốt các công việc quản lý và nhiều thứ khác, chứ không phải chỉ nấu ăn.
Thậm chí có những người đầu bếp rất giỏi nấu ăn, quản lý thức ăn và nhân viên bếp giỏi, nhưng có thể sẽ không quản lý nhà hàng giỏi, bạn có biết lý do tại sao không? Vì một người đầu bếp giỏi thường sẽ không am hiểu về cách phục vụ khách hàng và xử lý tình huống như một người chủ cửa hàng đòi hỏi bạn phải làm được điều này.
Bên cạnh đó, nếu bạn quá giỏi về bếp thì khi làm chủ cửa hàng F&B có thể bạn sẽ bỏ qua các khía cạnh khác của cửa hàng cũng khá quan trọng như marketing, nhu cầu khách hàng, chương trình khuyến mãi,…thì bạn đã có thể trả lời được câu hỏi chủ cửa hàng F&B có cần phải giỏi nấu ăn hay pha chế thứ uống không thì câu trả lời chắc chắn là không. Mà chủ cửa hàng cần phải biết thưởng thức và đưa ra đánh giá ngon, dở và phải có kinh nghiệm về ăn uống, và có đam mê với lĩnh vực F&B, và có kiến thức cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực này.
2. Biết cách tuyển dụng và quản lý nhân sự
Đặc biệt, chủ cửa hàng F&B cần phải biết chỗ tuyển đầu bếp, biết cách đào tạo và đánh giá trình độ cũng như biết cách giữ người đầu bếp gắn bó lâu dài thì rất quan trọng, chính vì thế đòi hỏi sự bản lĩnh của chủ cửa hàng quan trọng là ở chỗ này liên quan đến quản trị, quản lý con người, đối nhân xử thế với khách hàng và nhân viên, đối tác,…
Tuyển người đã khó nhưng sa thải người càng khó hơn, khi phát hiện bếp, phục vụ, quầy bar làm việc không tốt hay không phù hợp với cửa hàng, thì chủ nhà hàng cần đủ bản lĩnh nói chuyện trực tiếp với họ và cho họ nghỉ việc. Việc này thấy vậy chứ cũng phải dễ, thuê được thì phải cho nghỉ được, đây là cách sử dụng con người trong quản trị kinh doanh.
3. Yêu sự tinh tế và có thẩm mĩ là điểm vô cùng cần thiết
Từ chiếc bàn, ghế, muỗng, đũa, tô, chén, bình hoa, sự bày trí, menu, thành phẩm, cách phục vụ như thế nào… tất cả tạo nên không gian riêng biệt độc nhất của cửa hàng mà không một nơi nào khác khách hàng có thể tìm thấy một thứ tương tự. Đòi hỏi người chủ cửa hàng phải có cặp mắt tinh tế của người chủ phải nhìn ra, bắt lỗi và hướng dẫn, đòi hỏi nhân viên làm đúng theo ý mình.
Chẳng hạn, nhân viên phục vụ bình thường sẽ phục vụ đồ ăn và sẽ phải đứng một vị trí phù hợp để quan sát và chờ phục vụ nếu khách cần thì phải đứng ở đâu? Đòi hỏi phải đứng đủ xa để quan sát tổng thể khi khách cần là hỗ trợ ngay, tránh đứng quá gần gây không thoải mái cho khách.
4. Muốn làm chủ cửa hàng phải có sức khỏe?
Bạn có thể vừa làm chủ vừa làm sắn tay áo vào làm giai đoạn đầu vì chưa có nhiều tài chính thuê nhân viên, do đó số lượng công việc phải kể đến khá nhiều, có thể thức sáng sớm 4,5h sáng và làm quần quật tới tối khuya, cho dù đông khách hay không cũng cực tương đương nhau, đông hơn thì cực hơn. Do đó, một sức khỏe dẻo dai sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chủ cửa hàng F&B sống với đam mê của mình.
Mặc khác, nếu bạn là chủ cửa hàng có vốn đầu tư lớn, thuê nhân viên làm hết các khâu thì bạn nghĩ là không cực đúng không? Điều này hoàn toàn là không đúng nha, mặc dù thuê nhân viên nhưng bạn cũng khá cực, bạn cũng phải ra kiểm tra, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cửa hàng có sự cố, khách hàng than phiền chủ cửa hàng cũng phải đứng ra giải quyết,.. đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe mới có thể đồng hành được.
5. Có niềm đam mê F&B và dám chịu rủi ro?
Mở cửa hàng ra không chỉ để làm một vật trang trí như chiếc nhẫn, chiếc xe,..mà nó cần có đam mê thực sự, yêu cả vất vả của ngành này để phục vụ cho mục tiêu làm hài lòng khách hàng.
Một yếu tố quan trọng khác là chủ cửa hàng phải dám chịu rủi ro, do đó người rất giỏi về tài chính, kế toán thường rất khó làm chủ nhà hàng, bởi người làm tài chính kế toán đâu ra đó, con số phải chính xác, thì khi tính toán như vậy, thì người ta có khuynh hướng không thích chọn nhiều rủi ro. Ngược lại, chủ cửa hàng bắt buộc phải mạo hiểm, do đặc thù ngành này có quá nhiều yếu tố mà người chủ không thể kiểm soát được: khách hàng, giao thông, thiên tai, đối thủ cạnh tranh sao chép mở kế bên,.. Cho nên, nếu muốn làm chủ nhà hàng F&B thì bạn phải xác định thích rủi ro, không phải thấy người ta mở nhà hàng kiếm nhiều tiền mình muốn mở nhà hàng kiếm nhiều tiền mà phải ý thức được tính rủi ro rất nhiều.
Mặc dù, công việc khá vất vả và có tính rủi ro cao, thì ít có ngành nào phần thưởng người chủ nhận được lớn như ngành F&B cả về mặt tài chính và tinh thần khi mọi người đang công nhận công sức của mình làm ra. Tóm lại, đặc điểm của chủ cửa hàng F&B là phải có một số điều kiện, đặc điểm, tố chất, kinh nghiệm cần thiết để mình có thể làm chủ nhà hàng F&B tốt nhất. Hy vọng, qua bài viết này sẽ cung cấp được thông tin bổ ích cho các bạn đã và chuẩn bị kinh doanh.
>>Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu An An’s Tea & Cake