La hán quả được biết đến là loại quả có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hôm nay An An’s Tea & Cake sẽ chia sẻ cách nấu trà bí đao la hán quả cho mọi người nhé! La hán quả đã tốt rồi, kết hợp với bí đao thanh mát và thục địa bổ dưỡng thì càng tốt hơn. Cùng xem cách nấu nào!
1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Để nấu món trà bí đao la hán quả (hay đúng hơn là sâm bí đao la hán quả) thì các bạn cần chuẩn bị 1 số các nguyên liệu sau:
– Bí đao tươi: 1 ký
– La hán quả: 1 quả. (Mua chung với thục địa ở mấy tiệm thuốc Bắc)
– Thục địa: 10 gram (Không nên dùng quá nhiều sẽ có mùi khó chịu)
– Mía lau: 100 gram
– Lá dứa tươi: 50 gram
– Táo khô: 5 quả (Mua ở tiệm thuốc Bắc)
– Đường phèn: 100 gram (Nếu không thích uống ngọt thì không cần dùng nha!).
– 3 lít nước lọc
– 1 cái nồi lớn để nấu.
Các nguyên liệu này các bạn mua ở khu vực quận 5, hoặc mua ở chỗ mấy tiệm thuốc Bắc có bán đầu đủ nhé!
2. Các bước nấu trà bí đao la hán quả
– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Các nguyên liệu mua về, các bạn đem rửa sạch. Sau đó cho ra rổ để ráo nước.
Chuẩn bị 1 cái nồi, sau đó chẻ mía lau cho vào đáy nồi, để lá dứa lên. La hán quả các bạn bóp nát và cho vào nồi luôn, cuối cùng là thục địa.
Bí đao rửa sạch, sau đó cắt bí đao thành từng lát dày khoảng 1 cm và cho vào nồi (chú ý không cắt quá mỏng bí sẽ bị chín rục và rã ra không ngon, cũng không nên cắt quá dày sẽ hầm không hết chất dinh dưỡng có trong bí đao).
– Bước 2: Nấu nước sâm bí đao
Sau khi cho hết nguyên liệu vào nồi, các bạn cho 3 lít nước lọc vào, bật bếp lên nấu trên lửa to cho đến khi nước sôi thì hạ lửa riu riu và nấu tiếp 45 phút để các chất dinh dưỡng có trong la hán quả, bí đao và thục địa trung hòa vào nước tạo thành sâm bí đao.
Khi nấu được 45 phút thì nước sâm bí đao sẽ có màu nâu sẫm rất đẹp (y như ngoài tiệm bán). Lúc này các bạn cho đường phèn vào, nấu thêm 15 phút và tắt bếp để nguội.
– Bước 3: Lọc lấy nước trà bí đao la hán quả và bảo quản
Sau khi nước hơi nguội, các bạn dùng ray lọc lấy nước, sau đó để nguội hẳn thì cho vào bình để bảo quản.Chú ý là bình đựng trà bí đao phải thật sạch và không có nước, như vậy mới bảo quản được lâu.
– Bước 4: Bảo quản trà bí đao trong tủ lạnh
Sau khi đã cho trà bí đao vào bình, các bạn để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Thời gian sử dụng trà bí đao la hán quả tốt nhất là trong vòng 3 ngày sau khi nấu.
Loại trà bí đao này dùng uống giảm cân rất tốt, vì vậy bạn có thể uống đều đặn mỗi ngày để có công dụng tốt nhất. Nếu uống giảm cân thì không nên bỏ đường phèn vào, mía lau là đã ngọt đủ rồi.
Trên đây là cách nấu trà bí đao la hán quả (sâm bí đao). Kinh nghiệm của mình khi nấu xong nồi trà bí đao la hán quả là khi nấu các bạn phải để lửa nhỏ, nếu không uống được sâm bí đao có mùi nặng thì các bạn đừng nên cho thục địa vào (có mùi thuốc bắc), hoặc cho ít thôi (3 gram thôi). Chúc các bạn thành công!
Công ty TNHH Phúc Gia An với nhà máy sản xuất trà bí đao hơn 10.000m2 được đặt tại Tân Uyên, Bình Dương. Phúc Gia An chuyên sản xuất trà bí đao cung cấp cho chuỗi trà bí đao An An’s Tea & Cake và các điểm bán lẻ khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh thành lân cận.
Đến với Phúc Gia An, bạn sẽ được cung cấp nguồn nguyên liệu với đơn đặt hàng chỉ từ 500.000đ. Phúc Gia An cung cấp nguyên liệu trà bí đao pha sẵn với giá cả cạnh tranh, miễn phí giao hàng theo tuyến xe, chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng là đại lý.
Các sản phẩm của Phúc Gia An đảm bảo ATVSTP của Bộ Y tế.
Liên hệ với chúng tôi qua Fanpage Phúc Gia An – Nguyên liệu tươi để được tư vấn chi tiết hơn.
3. Về nguồn gốc và công dụng của La Hán quả
3.1 Nguồn gốc cây La Hán quả
La hán là loại cây được trồng để lấy quả. Quả la hán vừa được dùng làm nước uống giải khát thanh nhiệt cơ thể vừa là một vị thuốc đông y. La hán quả thuộc loại cây dây leo rụng lá theo mùa. Cây mọc hoang và được trồng tại vùng Tây Nam của Trung Quốc. Quả La hán có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.
3.2 Thành phần của La Hán quả
Quả la hán chứa nhiều hợp chất cho lợi cho sức khoẻ, đặc biệt thích hợp sử dụng làm dược liệu làm ngọt trong thức uống của người tiêu đường. Các thành phần trong quả la hán gồm có:
– Trong thành phần quả la hán có đến 8,67%-13,35% protein.
– La hán quả chứa vitamin C, khoáng chất Sắt, Mangan, Niken, Kẽm và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác.
– Trong hạt quả la hán có khoảng 41% acid béo
– Đường hữu cơ: Fructose, glucose…hàm lượng không cao trong quả la hán nên không ảnh hưởng đến người tiểu đường
– Chất ngọt: mogrosid
– Hợp chất protein monogrosvin
– Hỗn hợp mogrosid trong quả la hán tạo ra vị ngọt cao hơn đường mía 300 lần. Rất thích hợp dùng làm thức uống cho người bệnh tiểu đường, béo phì…
3.3 Công dụng của quả Lan Hán theo Đông Y
Theo Đông Y quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Quả la hán có vị ngọt tự nhiên gấp 3 – 4 lần đường mía nhưng lại ít calo, phù hợp với người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…
Quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)… Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…, trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô.
Ngoài ra nước sắc quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Trà từ quả la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà Đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.