Để kinh doanh trà sữa cần chuẩn bị những gì là câu hỏi của khá nhiều người, đặc biệt là những bạn chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực đồ uống này và đang có dự định/kế hoạch thử sức với lĩnh vực F&B thì bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về những việc cần phải chuẩn bị trước khi quyết định đầu tư nhé!
1. Chuẩn bị vốn đầu tư, chọn mô hình phù hợp
Đối với bất kỳ lĩnh vực nào khi đầu tư cũng cần có một số vốn nhất định. Số vốn đầu tư nhiều hay ít cũng sẽ quyết định đến mô hình mà bạn kinh doanh.
Số vốn nhiều bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh quán ngồi tại chỗ, có máy lạnh, có view đẹp,..
Số vốn vừa phải bạn có thể lựa chọn mô hình kiot bán mang đi, mô hình nhượng quyền thương hiệu trong tầm giá.
Với số vốn ít, bạn có thể lựa chọn mô hình bán xe đẩy tại nhà/vỉa hè
2. Nghiên cứu sản phẩm/thực đơn cạnh tranh
Ở một ngành vô cùng cạnh tranh như F&B thì việc nghiên cứu thực đơn để tạo sản phẩm riêng đặc biệt quan trọng, tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Ở khâu này dành cho các anh chị đã có kinh nghiệm trong F&B và pha chế thức uống. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm có thể đi học hoặc thuê bên thứ 3 set-up menu, hoặc thừa hưởng những sản phẩm có sẵn của thương hiệu nhượng quyền.
3. Đăng ký giấy phép kinh doanh trà sữa
Sau khi chốt được mô hình kinh doanh phù hợp, thì việc đăng ký giấy phép kinh doanh trà sữa là điều tất yếu phải làm.
Giấy phép kinh doanh trà sữa được xin dưới 2 hình thức: hộ kinh doanh hoặc công ty kinh doanh trà sữa:
- Nếu xin theo hộ kinh doanh: cần chuẩn bị hồ sơ, sau đó nộp lên ủy ban nhân dân quận huyện xin giấy phép.
- Nếu thành lập công ty: Chuẩn bị hồ sơ và nộp lên sở kế hoạch đầu tư của tỉnh (thành phố) nơi kinh doanh.
**Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh trà sữa gồm có:
Giấy đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao giấy căn cước công dân
Đị chỉ nơi kinh doanh trà sữa
Tên của cơ sở kinh doanh trà sữa
4. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi đã đăng ký xong giấy phép kinh doanh/công ty thì cần phải xin giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, giúp quán của bạn được pháp luật bảo vệ cũng như đem đến sự tin tưởng, an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
**Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Bản trình bày về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy xác nhận sức khỏe tốt của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Giấy chứng nhận đã tham gia và hoàn thành tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
5. Thuê địa điểm/ mặt bằng kinh doanh phù hợp
Khi đã hoàn thành hết các bước lập kế hoạch kinh doanh, giấy tờ pháp lý liên quan thì sẽ chuyển qua giai đoạn thực thi thực tế, tìm kiếm, khảo sát, thương lượng và thuê địa điểm/ mặt bằng kinh doanh phù hợp với mô hình đã chọn.
Ưu tiên các mặt bằng có đông người qua lại, chi phí thuê phù hợp, thời gian thuê từ 6 tháng trở lên, nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, ít đối thủ cạnh tranh, có vỉa hè rộng để xe,…
6. Tìm hiểu và tránh những rủi ro khi kinh doanh trà sữa
Trước khi bắt tay vào kinh doanh trà sữa, ngoài những cơ hội và thách thức, chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ về những rủi ro ngay bên dưới của những người đi trước để hạn chế lặp lại lỗi, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, nâng cao tỉ lệ thành công của mô hình lên cao nhất.
- Chọn sai mô hình kinh doanh
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh khá quan trọng, nó quyết định đến chân dung khách hàng mục tiêu của bạn, cũng như các món trên menu phải phù hợp với mô hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu.
- Ham mặt bằng giá rẻ nhưng không phù hợp khách hàng mục tiêu
Lựa chọn mặt bằng phù hợp là yếu tố quan trọng không kém, nếu mô hình kinh doanh quán tại chỗ, có máy lạnh nhưng bạn lại chọn mặt bằng ở khu nông thôn chưa phát triển thì cơ hội thành công sẽ rất thấp. Ngược lại, ở mô hình này bạn cần tìm mặt bằng ở thành phố, nơi có dân cư đông đúc và khách hàng mục tiêu có khả năng chi trả.
- Không làm marketing thu hút khách hàng mới
Ở thời điểm công nghệ phát triển nhất là các kênh mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok,.. Nếu bạn không bắt kịp xu hướng, không tận dụng được mạng xã hội thì có thể quán của bạn sẽ bị tuột hậu và không được nhiều khách hàng biết tới.
Hy vọng những chia sẻ của phúc gia an về những việc cần chuẩn bị khi muốn kinh doanh ngành F&B có thể giúp bạn nắm được tổng quát về quy trình thực hiện và tránh được những rủi ro không cần thiết. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường mình đã chọn!