Ăn cam đã lâu nhưng bạn có biết những loại thực phẩm kỵ với cam chưa?

Như các bạn đã biết, cam có nhiều công dụng tuyệt với cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, do cam có tính axit và tính lạnh, vì vậy mà khi ăn cam cần lưu ý một số điều để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

3 LOẠI THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI CAM

1. Không ăn cam với củ cải

Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – thioxianic axit. Còn khi ăn cam, flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic.

Nếu bạn ăn cam cùng thời điểm ăn củ cải 2 chất trên có trong cam sẽ ức chế axit thioxianic về tuyến giáp gây bướu cổ.

2. Không ăn cam với ốc, trai, hến, cua

Theo nghiên cứu, việc sử dụng nước uống nhiều vitamin C với hải sản chứa chất Asen Pentavenlent sẽ gây kích ứng. Khi hai chất này gặp nhau sẽ chuyển hóa và tạo thành chất có tên là thạch tín. Đây chính là tác nhân gây nên ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.

3. Không uống sữa rồi ăn cam

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy, nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ trở lên.

9 ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI ĂN CAM?

1. Không nên ăn cam vào buổi sáng

Theo The Health Site, bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa ăn sáng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.

2. Những người vừa phẩu thuật, bệnh tiểu đường

Trong các loại trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng acid citric tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Đây thường là chất thường dùng để chống đông máu.

Do đó, người vừa phẫu thuật dạ dày, ruột; vết mổ chưa lành không nên ăn cam, quýt tránh làm rách vết thương và gây xuất huyết.

3. Không nên dùng cam khi say rượu

Khi say rượu nếu ăn cam, quýt sẽ gây kích thích dạ dày, tạo nhiều axit hơn, dẫn tới chứng ợ nóng, trào ngược.

Để giảm tình trạng mất nước khi uống rượu, bạn có thể ăn chuối, dưa hấu…

4. Khi đang đói không nên ăn cam

Trong cam, quýt có chứa axit, vị chua nên ăn khi đói bụng sẽ bào mòn dạ dày, lâu dài dẫn tới bệnh nguy hiểm.

5. Không ăn cam trước khi đi ngủ

Không uống nước cam vào buổi tối vì loại nước này có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ.

Ngoài ra, buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tốn năng lượng, nếu uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.

6. Không dùng cam lúc bị cảm, ho

Cam, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên những người đang bị cảm, ho lại không được khuyên dùng loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn cam, quýt trong lúc bị ho có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Phần vỏ quýt có thể dùng chữa ho, long đờm nhưng múi quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Trong lúc bị ho cảm, thay vì sử dụng cam, quýt có thể uống các loại nước hoa cả khác như dưa hấu, táo, lê…

7. Người bị vẩy nến không nên dùng cam

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

8. Không uống nước cam trước khi đánh răng

Có bạn giờ ăn cam xong bạn đi đánh răng, đánh răng xong bạn lại cảm giác răng không được trơn mà hơi bị nhám. Vì axít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.

Thay vì đánh răng, bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của axít với men răng của bạn.

9. Không uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh

Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.

Tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Trên đây là những thực phẩm không nên dùng chung với cam và những thời điểm không nên dùng cam. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng cam để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon