8 sai lầm khi chọn mặt bằng kinh doanh F&B có thể khiến bạn phá sản?

Trong kinh doanh F&B mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng không phải ai cũng chọn được một mặt bằng tốt khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, nhất là lần đầu tiên tìm mặt bằng kinh doanh. Sau đây, Phúc Gia An sẽ chia sẻ với bạn những sai lầm khi chọn mặt bằng kinh doanh F&B mà có thể khiến bạn phá sản.

1. Ánh nắng quá gắt vào buổi sáng/chiều

Người xưa có câu chọn nhà hay mặt bằng nên chọn hướng Đông Nam, nhưng đây không phải là yếu tố tuyên quyết nhất là khi kinh doanh F&B, một mặt bằng theo hướng Đông Nam nhưng buổi sáng/ buổi chiều nắng gắt chiếu thẳng vào thì bạn còn không thể chịu nổi thì sao khách hàng có thể ngồi lại thưởng thức món ăn/thức uống mà bạn phục vụ đúng không nào?

Nếu bạn lỡ thuê trúng mặt bằng nắng quá gắt thì chúng ta có các cách khắc phục sau đây để cải thiện doanh thu:

  • Làm thêm mái che
  • Trồng thêm cây xanh để cản bớt ánh nắng
  • Trang bị thêm rèm cửa kính
  • Dù che nắng

2. Vật cản chắn phía trước mặt bằng

Một mặt bằng đẹp, hai mặt tiền đường thông thoáng, nhưng có một số điểm không thuận tiện làm ngăn trở khách đến với cửa hàng F&B của bạn vì sự xuất hiện của một số vật cản phía trước như cây cột điện, trụ chữa cháy, cống thoát nước,…sẽ làm cho khách hàng không có sự thoải mái, nhất là khi ngồi lại ăn uống.

Vật cản chắn phía trước mặt bằng

3. Cơ sở vật chất giao thông/ Độ dốc chạy vào để xe

Đường nhựa xuống cấp xuất hiện ổ gà phía trước, hay độ dốc lề đường quá cao sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và không an toàn khi chạy vào để đỗ xe, điều này cũng có thể làm hạn chế lượng khách hàng tiềm năng của bạn.

4. Mặt bằng bị khuất

Mặt bằng to rộng, nằm ngay ngã ba không đồng nghĩa với việc mặt bằng này có bị khuất hay không. Để biết chính xác bạn không nên chỉ quan sát từ phía mặt bằng ra các hướng mà hãy đứng ở các hướng khác nhau từ xa để nhìn về mặt bằng, chúng ta sẽ có đánh giá khách quan nhất về số mặt bị khuất/số mặt tiền của mặt bằng đang sở hữu.

Mặt bằng bị khuất sẽ khiến cho việc tiếp cận khách hàng tiềm năng của quán trở nên rất hạn chế so với số lượng khách lưu thông tại mặt bằng mỗi ngày, vì thế bạn nên lưu ý đến yếu tố quan trọng này khi quyết định chọn mặt bằng nhé.

5. Mặt bằng có diện tích sử dụng lớn

Mặt bằng có diện tích sử dụng lớn

Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó chính là tỉ lệ sử dụng giữa diện tích bên trong và diện tích bên ngoài. Cùng là mặt bằng 50m2 nhưng một mặt bằng chỉ có phần diện tích trong nhà, mặt bằng còn lại vừa được diện tích trong nhà vừa có diện tích bên ngoài như lề đường, công viên/sân phía trước,..giúp bạn tận dụng được hết phần diện tích cả bên trong và bên ngoài để phục vụ khách vào những lúc cao điểm, từ đó tăng được doanh thu bán hàng dễ dàng.

6. Quan sát thái độ của chủ nhà

Nếu đã xác định đi thuê thì chúng ta cần tìm chủ nhà có thể hợp tác được lâu dài được đặt lên hàng đầu, tránh trường hợp khi mâu thuẫn xảy ra người đi thuê sẽ bị mất mát về tài chính như tiền cọc, chi phí sửa chữa,…Vì thế trước khi thuê nhà, bạn cần tiếp xúc với chủ nhà và hãy đánh giá thái độ của chủ nhà bằng trực quan, bằng trái tim và khối óc của mình để nhận xét người chủ nhà có đáng tin để hợp tác lâu dài hay không?

Quan sát thái độ của chủ nhà

Không nên vì mặt bằng quá đẹp, trong khi đó đánh giá của mình về chủ nhà lại không được thiện chí, thì mình có tâm quyết đến đâu, đầu tư hết mình, thì cuối cùng người đi thuê vẫn là người bị thua thiệt. Ngược lại, nếu một mặt bằng không phải hoàn hảo nhất, nhưng chủ nhà rất tốt biết chi sẻ những giai đoạn khó khăn, và rất quan tâm, giúp đỡ, không làm khó dễ,… sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn để cố gắng tiếp tục công việc kinh doanh.

7. Trình độ dân trí phù hợp với khách hàng tiềm năng

Tùy theo sản phẩm của bạn và đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới, thì trình độ dân trí tại khu vực mặt bằng khá quan trọng quyết định đến khả năng thành bại. Ví dụ đối tượng khách hàng của bạn là công nhân bạn nên chọn mặt bằng gần những khu công nghiệp thay vì chọn mặt bằng gần các nơi công sở, sinh viên,..khi đối tượng dân trí tại mặt bằng không phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn thì có hai cách một là bạn thay đổi sản phẩm/dịch vụ để phù hợp, hai là bạn lựa chọn một mặt bằng khác phù hợp hơn.

8. Xem xét hàng xóm xung quanh mặt bằng

Có thể bạn chưa biết, mặt hàng kinh doanh của hàng xóm có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh F& B của bạn?

Xem xét hàng xóm xung quanh mặt bằng

Chẳng hạn bạn mở một tiệm cà phê, nhưng kế bên là một quán đồ nướng thì bạn cũng có thể hình dung được khói trong quá trình nướng sẽ bay ra xung quanh và bay vào quán cà phê của bạn là một điều không thể tránh khỏi. Việc thưởng thức nước uống và phải ngửi phải mùi khói từ đồ nướng có thể làm khách hàng cảm thấy khó chịu và có thể bạn sẽ mất đi rất nhiều khách hàng, làm ảnh hướng trực tiếp đến tình hình kinh doanh cà phê của bạn.

Với 8 sai lầm khi chọn mặt bằng kinh doanh F&B được đúc kết từ những người đi trước, hy vọng bạn đã trang bị được những kiến thức nhất định trong lúc xem xét và quyết định thuê mặt bằng để kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Nếu bạn muốn tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu trà sữa được hỗ trợ từ a-z kể cả khảo sát mặt bằng kinh doanh chỉ với số vốn đầu tư thấp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

>>Xem thêm: 5 yếu tố giúp bạn khởi nghiệp thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0777.55.1688
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon