Ngày nay, xu hướng kinh doanh đồ uống nhượng quyền thương hiệu ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, với vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, tiềm năng phát triển lớn dựa trên thương hiệu nổi tiếng, nguồn khách hàng trung thành có sẵn và được hưởng lợi ích từ việc phủ sóng mà mô hình này mang lại.
Nhượng quyền thương hiệu không phải là một khái niệm xa lạ, đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam phát triển mạnh mẽ thông qua hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Một số doanh nghiệp tiêu biểu như KFC, MC Donals, Lotteria, Starbucks,.. Vậy nhượng nhiều thương hiệu là gì? Có bao nhiêu loại hình nhượng quyền phổ biến chúng ta cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
I. Khái niệm về nhượng quyền thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu, tiếng anh gọi là Franchise, là việc cho phép một tổ chức hay cá nhân được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ có quyền được sử dụng thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.
Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền.
Cá nhân hoặc tổ chức mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.
Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như ấm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, spa, nội thất, giáo dục,..bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào mô hình nhượng quyền thương hiệu.
II. 4 Mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến
Ở Việt Nam có rất nhiều người có xu hướng khởi nghiệp bằng việc mua nhượng quyền thương hiệu để có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh ngay mà không phải mất thời gian xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, trên thị trường đang có nhiều loại nhượng quyền thương hiệu, chính vì thế mà mỗi tổ chức hoặc cá nhân sẽ tùy vào khả năng của mình mà sẽ lựa chọn các loại hình nhượng quyền phù hợp.
1. Mô hình nhượng quyền thương hiệu toàn diện (Full business format franchise)
Đúng như tên gọi của nó đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyền.
Bên nhận quyền có thể sử dụng thương hiệu và có quyền sở hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong kinh doanh hay quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ các thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp về công nghệ kinh doanh, hệ thống đào tạo, hỗ trợ cho phía nhận quyền trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.
VD: Một doanh nghiệp A với thương hiệu bán trà sữa, khi nhượng quyền lại cho cá nhân B thì đồng nghĩa với B sẽ sở hữu một cửa hàng copy của thương hiệu A để quản lý và kinh doanh bao gồm cả về thương hiệu, công thức, bí quyết, hình thức kinh doanh đang có một cách chính thức và hợp pháp.
Nhượng quyền thương hiệu toàn diện là mô hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu.
2. Mô hình nhượng quyền không toàn diện (Non- business format franchise)
Đây là mô hình bên nhượng quyền chỉ chuyển nhượng một phần sản phẩm, thường là cung cấp sử dụng hình ảnh thương hiệu, chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
VD: Pepsi đã cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, còn phân phối như thế nào thì từ phía của các hãng áo phông; hãng phim hoạt hình Disney đã cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,..
Mô hình này được áp dụng khi bên nhượng quyền muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm cạnh tranh với đối thủ, và không bao gồm chuyển nhượng các yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, phía nhượng quyền chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Hình thức này thường được áp dụng ở các chuỗi F& B lớn, chuỗi nhà hàng, khách sạn,.. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp luôn người quản lý và điều hành cho đơn vị nhận nhượng quyền, nhằm giúp cho việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.
Hình thức này khá giống với việc đầu tư, bạn chỉ cần bỏ tiền ra, còn lại khâu quản lý vận hành sẽ do phía nhượng quyền thực hiện cả, việc của bạn là giám sát.
4. Mô hình nhượng quyền có đầu tư vốn (Equity franchise)
Hình thức này cõ nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ, dạng liên doanh để trực tiếp tham gia quản lý hệ thống, bên nhượng quyền có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty dù số vốn đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
III. Tham gia mô hình nhượng quyền bạn có lợi ích gì?
Lợi ích lớn nhất khi nhượng quyền, đầu tiên có thể kể đến lượng khách hàng trung thành của thương hiệu nhượng quyền. Chẳng hạn như bạn nhận quyền của thương hiệu An An’s Tea & Cake và lúc khai trưởng mở cửa hàng thì quán của bạn chính là chi nhánh của An An’s Tea & Cake, khi đó lượng khách hàng trung thành của An An’s sẽ quan tâm và tìm đến bạn một cách tự nhiên.
Thứ hai, bạn sẽ được hướng dẫn về quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh, bí quyết tăng doanh thu, đào tạo và quản lý nhân viên bán hàng như thế nào để việc kinh doanh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba là được cung cấp nguyên liệu sản xuất với gia ưu đãi từ phía nhượng quyền, giúp giảm giá hàng nhập, tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý, nhượng điểm lớn nhất khi tham gia vào nhượng quyền là bạn đang phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền, đông thời mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro nếu như bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.
IV. Thương vụ nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng
Đặc biệt thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage) là thị trường phát triển sôi động nhất của nhượng quyền. Những thương hiệu được nhượng quyền nhiều nhất được kể đến như KFC, MC Donals, Lotteria, Starbuck,..
Một trong những khởi đầu nổi tiếng nhất của ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại là gà rán Kentucky, thương hiệu này được thành lập bởi Harland Sanders, ông bắt đầu công việc bán gà rán tại một nhà hàng nhỏ tại Corbin trong thời kỳ khủng hoảng, Sanders đã sớm nhận thấy tiềm năng từ việc nhượng quyền thương hiệu nhà hàng này và thương vụ nhượng quyền Kentucky franchise chicken tại Utah vào năm 1952.
Chuyện kể rằng khi tình hình kinh doanh đi xuống, ông Sanders đã tìm ra cách mới để bán món gà đặc biệt của mình, ông đã đến từng nhà hàng để bán công thức làm món gà rán, đồng thời ông cũng hỗ trợ họ thiết lập hệ thống nhà hàng để phù hợp với thương hiệu. Sau thành công đó, KFC nhanh chóng phổ biến các thực phẩm chế biến từ gà, trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, cạnh tranh với sự thống trị của Hambuger trong thị trường lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, việc mở rộng nhanh chóng của hệ thống cộng với tuổi già khiến cho Sanders không thể kiểm soát nổi chuỗi nhà hàng, và phải bán công ty lại cho một nhóm nhà đầu tư vào năm 1964. Tính đến nay, đã có hơn 20.000 nhà hàng KFC trên khắp thế giới, biến KFC trở thành một trong những huyền thoại trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.
Trên đây là bốn mô hình nhượng quyền phổ biến nhất hiện tại, chắc hẳn là bạn đã hiểu được tường tận về mô hình nhượng quyền cũng như các hình thức mô hình nhượng quyền phổ biến và lợi ích mà mô hình này mang đến cho mình rồi đúng không nào?
>>Tìm hiểu thêm một số thông tin khác về nhượng quyền nếu bạn còn thắc mắc tại đây